Tất cả tin tức

Top 7 lợi ích của việc nuôi mèo có thể bạn chưa biết

08/11/2024

Top 7 lợi ích của việc nuôi mèo có thể bạn chưa biết

Từ những chú mèo khó tính đến những 'hoàng thượng' thân thiện, mèo luôn biết cách mang đến cho chúng ta niềm vui và sự thư giãn trong cuộc sống. Các nghiên cứu đã chỉ ra, mèo đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời với sức khỏe và tinh thần của chúng ta, như cải thiện tâm trạng, giấc ngủ, xoa dịu căng thẳng,... Dưới đây là những lợi ích của việc nuôi mèo mà PETKIT By Helicorp muốn chia sẻ...

Mèo bị rỉ nước tiểu: Nguy hiểm không, trị thế nào mới đúng?

Mèo bị rỉ nước tiểu: Nguy hiểm không, trị thế nào mới đúng?

Mèo bị rỉ nước tiểu không tự chủ là một triệu chứng liên quan đến các bệnh lý tiết niệu. Cho dù cơ thể mèo cưng không xuất hiện những bất thường nào, thì việc mèo bị đi tiểu nhiều lần không chủ ý cũng cực kỳ đáng quan ngại cho sức khỏe bé. Hãy cùng PETKIT Việt Nam By Helicorp khám phá nguyên nhân, cũng như các phương pháp xử lý hiệu quả khi mèo gặp phải tình trạng này! 1. Vì sao mèo bị rỉ nước tiểu? Nếu mèo cưng nhà bạn đang gặp tình trạng gặp khó khăn khi đi vệ sinh, nước tiểu nhỏ giọt hay có những vũng nước nhỏ xung quanh nhà, đây có thể là do mèo đang bị rỉ nước tiểu hay còn gọi là mất kiểm soát bàng quang. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mèo bị đi tiểu nhiều lần. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình bạn cần lưu ý: - Mèo bị viêm đường tiết niệu: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến mèo bị rỉ nước tiểu liên tục. Khu vực đường tiết niệu rất nhạy cảm và dễ bị viêm nhiễm do sự tấn công của vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm mốc. - Viêm bàng quang: Niêm mạc bàng quang bị nhiễm trùng, bị kích ứng thức ăn hay mèo bị căng thẳng thường xuyên sẽ dễ gặp tình trạng viêm nhiễm, tăng nguy cơ mèo bị rỉ nước tiểu. - Sỏi thận, sỏi bàng quang: Các viên sỏi hình thành do chế độ ăn uống không hợp lý có thể gây tắc nghẽn ống tiểu, làm cản trở dòng chảy và dẫn đến tình trạng mèo đi tiểu không tự chủ. - Tắc nghẽn đường tiết niệu: Những chú mèo đã từng mắc viêm đường tiết niệu có nguy cơ cao bị tắc nghẽn do chất nhầy, tế bào viêm hoặc co thắt niệu đạo… Điều này có thể khiến mèo bị bí tiểu hoặc rỉ nước tiểu. - Chấn thương cột sống, tủy sống: Cột sống và tủy sống có vai trò quan trọng trong việc truyền tín hiệu điều khiển các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả bàng quang. Khi bị tổn thương, quá trình truyền tín hiệu này có thể bị gián đoạn, dẫn đến việc mèo mất khả năng kiểm soát bàng quang và gây ra tình trạng rỉ nước tiểu. - Béo phì: Đây cũng có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ tiểu không tự chủ ở mèo. Mèo bị béo phì dễ mắc chứng rối loạn nồng độ hormone cũng như tăng nguy cơ nhiễm trùng. Béo phì làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, khiến mèo dễ bị chứng rỉ nước tiểu - Mèo lớn tuổi: Mèo lớn tuổi thường gặp vấn đề về chức năng thận suy giảm và biến đổi hormone, điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của bàng quang, dẫn đến tình trạng mất tự chủ trong việc đi vệ sinh. Sự thay đổi này khiến cho mèo khó kiểm soát nhu cầu tiểu tiện, dẫn đến hiện tượng rỉ nước tiểu. Ngoài các nguyên nhân trên, mèo mắc các bệnh lý tiềm ẩn như tuyến giáp, tiểu đường, khối u hay các tổn thương thần kinh,... cũng có thể khiến bé xuất hiện tình trạng đi tiểu không tự chủ. 2. Dấu hiệu nhận biết mèo bị rỉ nước tiểu Dấu hiệu đầu tiên cho thấy mèo có thể mất kiểm soát bàng quang là những vũng nước tiểu xuất hiện trên thảm, đồ đạc và khắp nơi trong nhà. Nhiều sen có thể nhầm lẫn tình trạng rỉ nước tiểu ở mèo trong giai đoạn đầu là vấn đề hành vi. Tuy nhiên, mèo tiểu không tự chủ thường kèm theo các triệu chứng như: - Vùng lông ở khu vực sinh dục thường bị ẩm ướt - Mèo thường xuyên liếm vùng sinh dục để làm sạch vùng bị ướt hoặc các cơn ngứa do chứng viêm niệu đạo gây ra. Mèo bị rỉ nước tiểu thường xuyên có hành động liếm vùng sinh dục - Xuất hiện tình trạng phát ban hoặc vùng da xung quanh cơ quan sinh dục bị viêm đỏ, kích ứng - Mùi nước tiểu xuất hiện ở những nơi mèo thường nằm nghỉ ngơi hoặc đi ngang qua - Mèo đi tiểu thường xuyên hơn, hoặc có thể tiểu bừa bãi ở những nơi khác ngoài khay vệ sinh - Mèo bị khó chịu, thường xuyên rên rỉ, kêu gào trong quá trình đi vệ sinh - Đi tiểu thường xuyên và khó kiểm soát khiến mèo dễ mệt mỏi, bé sẽ trở nên lười vận động, thường chỉ muốn nằm một chỗ nghỉ ngơi - Tư thế đi tiểu có sự thay đổi hoặc mèo ngồi tiểu lâu hơn bình thường. - Đôi khi mèo có thể tiểu ra máu. Tùy vào tình trạng sức khoẻ và mức độ...

02/11/2024

3 dấu hiệu mèo bị tiết niệu mà Sen không nên bỏ qua

3 dấu hiệu mèo bị tiết niệu mà Sen không nên bỏ qua

Viêm đường tiết niệu là một vấn đề sức khỏe thường gặp ở mèo, có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của bé lẫn “con sen”. Do đó, việc nhận biết sớm các dấu hiệu mèo bị tiết niệu sẽ giúp bạn có phương án điều trị kịp thời và hiệu quả cho thú cưng. Trong bài viết này, PETKIT Việt Nam By Helicorp xin chia sẻ những thông tin cần thiết về dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa bệnh tiết niệu ở mèo, giúp bảo vệ sức khỏe cho bé một cách tốt nhất. 1. TOP 3 dấu hiệu mèo bị tiết niệu nên biết Mèo bị viêm đường tiết niệu thường có thể xuất phát từ các cơ quan bao gồm thận, bàng quang và niệu đạo,… Do đó, các dấu hiệu bệnh viêm đường tiết niệu ở mèo cũng cực kỳ đa dạng. Dưới đây là các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp ở mèo bị tiết niệu mà bạn cần chú ý: 1.1 Bất thường khi đi tiểu  Một trong những dấu hiệu rõ rệt cho thấy mèo bị viêm đường tiết niệu là việc bé đi tiểu thường xuyên, nhưng mỗi lần chỉ ra một lượng nhỏ. Trong quá trình đi vệ sinh và sinh hoạt hằng ngày của bé, bạn còn có thể nhận thấy một số triệu chứng như: - Khó tiểu: Mèo có thể kêu la hoặc tỏ ra đau đớn, khó chịu khi đi tiểu. - Tiểu són: Bé không thể kiểm soát việc tiểu tiện, dẫn đến tình trạng nước tiểu rò rỉ ra ngoài một cách không chủ ý. Hành vi này có thể khiến mèo đi tiểu bừa bãi, không còn sử dụng khay cát như trước. - Đi tiểu ra máu: Viêm nhiễm xuất hiện từ những tổn thương bên trong, hoặc bé mắc bệnh sỏi thận, thậm chí ung thư đường tiết niệu, dẫn đến việc mèo tiểu ra máu. Đi tiểu ra máu là một trong những dấu hiệu điển hình cảnh báo mèo bị viêm nhiễm tiết niệu 1.2 Về hành vi - Dấu hiệu mèo bị tiết niệu còn được thể hiện thông qua sự thay đổi hành vi, cụ thể: - Tăng cường liếm vùng sinh dục: Mèo thường xuyên liếm láp, làm sạch vùng sinh dục nhằm giảm bớt sự khó chịu hoặc kích ứng do chứng tiểu không tự chủ gây ra. - Biếng ăn: Mèo từ chối ăn uống do cảm giác đau đớn, khó chịu do bị viêm đường tiết niệu gây ra. - Mất nước: Việc đi tiểu quá nhiều lần trong một ngày, cùng với đó, các cơn đau khi đi tiểu liên tục khiến mèo ngại uống nước dễ khiến cơ thể mèo mất đi một lượng nước lớn. - Sụt cân: Biếng ăn, mệt mỏi, căng thẳng do các cơn đau tiết niệu gây ra khiến mèo sụt cân. - Thở gấp: Mèo có thể thở nhanh hoặc khó khăn, nhất là khi bé cảm thấy đau đớn hoặc lo lắng. - Nôn mửa: Trong một số trường hợp mèo có thể xuất hiện triệu chứng nôn mửa. 1.2 Thay đổi ngoại hình Quan sát thấy mèo có các triệu chứng như uể oải, mắt lờ đờ,... bụng của bé căng lên cũng là dấu hiệu cho thấy mèo đang có các vấn đề liên quan đến đường tiêu hoá, tiết niệu. Trong số các triệu chứng nêu trên, tiểu ra máu là một dấu hiệu đặc trưng nhưng lại rất khó phát hiện. Nguyên nhân chính là vì trong giai đoạn đầu, lượng máu trong nước tiểu có thể rất ít, dễ dàng bị hòa lẫn với cát vệ sinh, khiến chúng ta dễ dàng bỏ qua. >> Tips hay: Để kịp thời phát hiện các dấu hiệu mèo bị tiết niệu cũng như các bệnh lý tiêu hoá, bạn nên sử dụng sản phẩm cát phát hiện máu PETKIT kết hợp máy dọn phân mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI, Purobot Max Pro để nhận biết kịp thời tình trạng sức khoẻ của bé sau mỗi lần đi vệ sinh. Máy dọn phân mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI Máy dọn phân mèo PETKIT PUROBOT MAX PRO có Camera AI Cát phát hiện máu Petkit Occult Blood Test Mixed Cat Litter Sử dụng cát phát hiện máu Petkit Occult Blood Test Mixed Cat Litter để nhận biết dấu hiệu mèo bị tiết niệu 2. Các yếu tố nguy cơ khiến mèo bị tiết niệu Có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiết niệu ở mèo, dưới đây là một số yếu tố chính: - Chế độ ăn uống: Mèo thường ăn thức ăn khô, ăn thức ăn nêm nếm nhiều gia vị,... sẽ dễ làm tăng nồng độ khoáng trong nước tiểu, dễ tạo kết tủa sỏi gây bệnh sỏi thận ở mèo. Bên cạnh đó, mèo uống ít nước - cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh tiết niệu. - Căng thẳng: Khi mèo bị căng thẳng, cơ...

01/11/2024

Mèo bị viêm đường tiết niệu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị

Mèo bị viêm đường tiết niệu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị

Mèo bị viêm đường tiết niệu là tình trạng sức khỏe phổ biến, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng và có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh tiết niệu ở mèo, dấu hiệu để nhận biết là gì, và làm sao để điều trị? Bài viết sau của Petkit Việt Nam by Helicorp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng và nguyên nhân của căn bệnh này. 1. Vì sao mèo bị viêm đường tiết niệu?  Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở mèo rất đa dạng. Một phần lớn các trường hợp xuất phát từ sự nhiễm khuẩn, khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu qua niệu đạo, gây viêm nhiễm. Đôi khi, nguyên nhân còn do sự hình thành sỏi tiết niệu, chủ yếu vì chế độ ăn chứa nhiều khoáng chất không phù hợp, làm tắc đường dẫn nước tiểu và gây đau đớn cho mèo.  Ngoài ra, việc mèo uống không đủ nước khiến nước tiểu cô đặc, dẫn đến viêm nhiễm. Chế độ ăn không hợp lý, giàu canxi, magiê, hoặc các loại khoáng chất khác cũng có thể tạo điều kiện để sỏi tiết niệu phát triển, từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. 2. Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở mèo Để nhận biết mèo bị viêm đường tiết niệu, bạn có thể quan sát một số dấu hiệu điển hình dưới đây: Đi tiểu đau: Mèo có thể biểu hiện đau đớn khi đi tiểu hoặc cố gắng mà không ra nước tiểu. Tiểu ra máu: Một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đường tiết niệu là mèo đi tiểu ra máu. Tuy nhiên, dấu hiệu này thường chỉ rõ ràng ở giai đoạn nặng. Tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần rất ít: Mèo thường đi tiểu liên tục trong ngày, nhưng lượng nước tiểu mỗi lần rất ít hoặc không có. Thay đổi thói quen đi vệ sinh: Nếu mèo bất ngờ đi vệ sinh ngoài khay, có thể đây là tín hiệu của vấn đề sức khỏe. Khi mèo bị viêm đường tiết niệu thì thường tiểu ra máu Việc phát hiện bệnh ở mèo từ giai đoạn sớm có thể gặp khó khăn vì các dấu hiệu thường không rõ ràng. Để nhận biết sớm, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng cát phát hiện máu PETKIT cùng máy dọn phân mèo của Petkit như: Purobot Ultra hoặc Purobot Max Pro.  Cát vệ sinh Petkit Occult Blood Test Mixed Cat Litter có khả năng đổi màu chỉ sau 3 giây khi phát hiện máu và có thể duy trì màu sắc thể hiện trạng thái cơ thể mèo trong vòng 7 ngày, cung cấp dấu hiệu rõ ràng và nhanh chóng về sức khỏe của thú cưng. Trong khi đó, máy Purobot Ultra và Purobot Max Pro có thể: - Theo dõi số lần đi vệ sinh, phát hiện mèo có dấu hiệu đi tiểu nhiều lần bất thường. - Camera tích hợp giúp quan sát sự thay đổi màu sắc cát mèo, biết được nước tiểu có máu hay không một cách thuận tiện. - Ứng dụng kết nối thông báo ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường, hỗ trợ bạn theo dõi sức khỏe của mèo một cách hiệu quả. Máy dọn phân mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI Máy dọn phân mèo PETKIT PUROBOT MAX PRO có Camera AI Cát phát hiện máu Petkit Occult Blood Test Mixed Cat Litter   3. Bệnh tiết niệu ở mèo có nguy hiểm không? Câu trả lời là CÓ! Nếu không được can thiệp, viêm đường tiết niệu ở mèo có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.  Vi khuẩn và viêm nhiễm có thể lan rộng đến thận, gây suy thận nghiêm trọng. Trong các trường hợp mèo bị viêm đường tiết niệu nặng, tắc nghẽn hoàn toàn đường tiểu, có thể khiến chúng không thể bài tiết, làm mất nước nhanh chóng và suy nhược toàn cơ thể. Do đó, nhận biết và chữa trị sớm là yếu tố quan trọng để tránh các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe mèo. 4. Cách điều trị viêm đường tiết niệu ở mèo triệt để  Khi mèo bị viêm đường tiết niệu, việc điều trị đòi hỏi sự kết hợp giữa các phương pháp y tế và việc thay đổi thói quen chăm sóc hàng ngày. Việc điều trị cần được tiến hành theo chỉ định của bác sĩ thú y và tập trung vào các biện pháp giảm đau, kháng viêm, hỗ trợ dinh dưỡng và cung cấp nước đầy đủ cho mèo. Sử dụng kháng sinh và thuốc giảm đau: Bác sĩ thú y có thể kê đơn kháng sinh để diệt khuẩn và thuốc giảm đau để giảm bớt khó chịu...

31/10/2024

Cách khắc phục khi máy xịt khử mùi PETKIT AIR SMART SPRAY bị lỗi

Cách khắc phục khi máy xịt khử mùi PETKIT AIR SMART SPRAY bị lỗi

Cách khắc phục khi máy xịt khử mùi PETKIT AIR SMART SPRAY bị lỗi luôn là một vấn đề mà nhiều người tìm kiếm khi máy có sự cố. Những trục trặc không mong muốn có thể khiến không gian sống của bạn trở nên bị  ảnh hưởng. Trong bài viết dưới đây, PETKIT Việt Nam by HeLiCorp sẽ tiết lộ những nguyên nhân phổ biến gây ra lỗi và bí quyết đơn giản giúp bạn khắc phục lỗi nhanh chóng. 1. Những lỗi thường gặp ở máy xịt khử mùi PETKIT AIR SMART SPRAY Máy xịt khử mùi Petkit Air Smart Spray là thiết bị thông minh giúp loại bỏ mùi hôi hiệu quả cho khu vực vệ sinh của thú cưng. Máy đặc biệt được sử dụng cùng các máy dọn vệ sinh tự động như Petkit Pura Max và Pura Max 2.  Máy có tích hợp đèn chiếu sáng tiện lợi và khả năng kết nối với ứng dụng Petkit, cho phép người dùng dễ dàng điều khiển từ xa. Bình chứa của máy được thiết kế để sử dụng cùng với tinh dầu khử mùi chính hãng từ Petkit, giúp kéo dài thời gian sử dụng và đảm bảo hiệu quả tối đa. Máy xịt khử mùi PETKIT AIR SMART SPRAY Những lỗi thường gặp trên máy ở máy xịt khử mùi PETKIT AIR SMART SPRAY: Máy khử mùi không hoạt động Máy không xịt khử mùi, đèn không bật,  Máy sáng đèn nhưng không phun tin dầu sau khi mèo đi vệ sinh xong  2. Cách khắc phục khi máy xịt khử mùi PETKIT AIR SMART SPRAY bị lỗi 2.1 PETKIT AIR SMART SPRAY không xịt khử mùi và đèn không bật PETKIT AIR SMART SPRAY không xịt khử mùi và đèn không bật có thể là do máy đã hết pin hoặc hết dầu khử mùi. Để giải quyết vấn đề, bạn cần thay thế 4 viên pin Alkaline 3A 1.5V hoặc thay chai tinh dầu mới. Sau đó, bạn kiểm tra lại hoạt động của máy. Nếu sau khi thay thế, máy đã sáng đèn và chức năng xịt khử mùi hoạt động, bạn có thể tiếp tục sử dụng như bình thường. Tinh dầu khử mùi vệ sinh Petkit   Bạn có thể thay 4 viên pin Alkaline hoặc thay chai tinh dầu mới khi đèn hoặc xịt khử mùi không hoạt động 2.2 PETKIT AIR SMART SPRAY sáng đèn nhưng không phun tinh dầu Khi máy sáng đèn nhưng không phun tinh dầu, nguyên nhân có thể do máy đã sử dụng lâu, khiến đầu phun bị hỏng hoặc mảng bám tích tụ làm tắc nghẽn. Để giải quyết, bạn có thể vệ sinh đầu phun bằng tăm bông để loại bỏ mảng bám.  Dùng tăm bông vệ sinh đầu phun để loại bỏ bụi bẩn bám vào Ngoài ra, PETKIT AIR SMART SPRAY sáng đèn nhưng không phun tinh dầu cũng có thể là do pin bên trong máy sử dụng lâu, dẫn đến tình trạng chảy nước làm ăn mòn các tiếp điểm, khiến máy không thể hoạt động. Khi đã thực hiện các thao tác cơ bản nhưng máy vẫn không thể khử mùi, Sen nên liên hệ Trung Tâm Bảo Hành PETKIT để được hỗ trợ và sửa chữa. 3. Trung tâm bảo hành Petkit - Helipet Helipet - Petkit Việt Nam by Helicorp tự hào là trung tâm phân phối đồ dùng chính hãng cho thú cưng, mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn chất lượng, cùng chế độ hỗ trợ trả góp lãi suất 0% và miễn phí vận chuyển.  Trung tâm bảo hành  Petkit - Helipet Với hai trung tâm bảo hành chính hãng tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, Petkit - Helipet cam kết cung cấp dịch vụ tận tâm và chuyên nghiệp. Để được tư vấn và hỗ trợ, khách hàng có thể liên hệ qua hotline 0862 258 929 để được hỗ trợ nhanh chóng. Địa chỉ trung tâm bảo hành Petkit - Helipet: - Tại Hồ Chí Minh: M2 đường F, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh - Tại Hà Nội: 164/141 Phố Giáp Nhị, Phường Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai, Thành Phố Hà Nội Lý do bạn nên lựa chọn TTBH Petkit Việt Nam by Helicorp: - Chất lượng dịch vụ: Petkit - Helipet tự hào sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên có nhiều năm kinh nghiệm, có sự hiểu biết sâu sắc về các sản phẩm Petkit. Mỗi dịch vụ đều được thực hiện với cẩn trọng, đảm bảo mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng. - Tiện lợi và nhanh chóng: Dịch vụ vệ sinh máy tại nhà giúp bạn tiết kiệm thời gian di chuyển. Bạn chỉ cần gọi điện và đội ngũ kỹ thuật viên sẽ đến tận nơi để phục vụ nhanh chóng. - Chính hãng và bảo đảm: Tất cả linh kiện và phụ tùng thay thế đều là hàng...

30/10/2024

Sen cần làm gì khi mèo sơ sinh không bú mẹ?

Sen cần làm gì khi mèo sơ sinh không bú mẹ?

Tình trạng mèo sơ sinh không bú mẹ tương đối hiếm gặp, do đó khiến cho nhiều SEN cảm thấy rối rắm không biết nên xử lý thế nào để mèo con phát triển khoẻ mạnh. Trong bài viết này, PETKIT  sẽ chia sẻ chi tiết nguyên nhân khiến mèo con không chịu bú sữa mẹ, cùng với các biện pháp kích thích mèo bú nhằm giúp bạn xử lý triệt để vấn đề này. 1. Vì sao mèo sơ sinh không bú mẹ? Trong giai đoạn đầu đời, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho mèo con, cung cấp các chất cần thiết như protein, chất béo, vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Vì vậy, hầu hết các bé mèo sơ sinh đều tự động tìm đến sữa mẹ khi cảm thấy đói. Tuy nhiên, có một số trường hợp mèo sơ sinh không muốn bú sữa mẹ, thường do những nguyên nhân chính sau: Mèo mẹ bỏ rơi: Một số mèo mẹ thiếu kinh nghiệm nuôi con hoặc trực tiếp từ chối con, dẫn đến việc không cho mèo con bú. Cạnh tranh trong lứa: Khi mèo mẹ sinh quá nhiều con, những bé yếu hơn có thể không đủ sức để tranh giành sữa. Mèo con không đủ sức để cạnh tranh với các bé còn lại, dẫn đến tình trạng mèo sơ sinh không bú mẹ Sữa mẹ không đạt chất lượng: Nếu mèo mẹ gặp vấn đề sức khỏe hoặc căng thẳng, chúng có thể không sản xuất đủ sữa cho các bé mèo con. Thêm vào đó, chế độ ăn uống không phù hợp có thể dẫn đến sữa kém chất lượng, điều này cũng khiến cho mèo sơ sinh không bú mẹ. Mèo con bị dị tật: Mèo con sinh bị mắc bệnh lý, yếu ớt, bé không đủ sức để bú. Đặc biệt hơn, một số bé xuất hiện vấn đề dị tật ở miệng như hở hàm ếch khiến bé bú sữa gặp nhiều khó khăn. Tác động môi trường: Môi trường quá ồn ào hoặc nhiệt độ không phù hợp cũng có thể ảnh hưởng đến việc mèo con bú sữa. 2. Cách xử lý khi mèo sơ sinh không bú mẹ Khi nhận thấy dấu hiệu mèo sơ sinh không bú mẹ, bạn cần xác định nguyên nhân cụ thể để có hướng xử lý phù hợp tùy theo tình trạng hiện tại của mèo con. Dưới đây là một số cách xử lý khi mèo sơ sinh không bú mẹ: 2.1 Kiểm tra sức khỏe mèo mẹ và mèo con Nếu bạn nhận thấy mèo có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, bị dị tật bẩm sinh, hoặc nghi ngờ mắc các bệnh lý nguy hiểm (ví dụ: viêm vú) dẫn đến việc không sản xuất đủ sữa, cách tốt nhất là đưa mèo mẹ và mèo con đến cơ sở thú y để kiểm tra sức khỏe. Đồng thời, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu mèo mẹ gặp khó khăn trong quá trình cho con bú. Tại phòng khám thú y, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tuyến sữa của mèo mẹ. Sau đó, phác đồ điều trị có thể gồm: Sử dụng các loại thuốc để kích thích mèo mẹ sản xuất sữa. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp nhằm cải thiện chất lượng sữa mẹ. Cần đưa mèo mẹ và mèo con đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khoẻ 2.2 Kích thích mèo con bú mẹ Nếu mèo con không chịu bú mẹ do các tác nhân bên ngoài hoặc không đủ sức để tranh giành sữa, bạn có thể thực hiện một số cách sau để kích thích mèo sơ sinh bú sữa mẹ: Tạo không gian yên tĩnh: Đảm bảo nơi nghỉ ngơi cho mèo mẹ và mèo con thoải mái, ấm áp và không bị làm phiền. Hỗ trợ mèo con bú: Giúp mèo con tìm vú mẹ dễ dàng hơn, giảm bớt sức lực cần thiết để tranh giành sữa với các bé khác. Kích thích khứu giác: Lau sạch vú của mèo mẹ bằng khăn ẩm để mùi sữa lan tỏa mạnh mẽ hơn. Điều này sẽ giúp kích thích khứu giác của mèo con, giúp bé dễ dàng hơn trong việc tìm sữa. 2.3 Dùng sữa ngoài thay thế Trong trường hợp mèo sơ sinh hoàn toàn từ chối bú sữa mẹ, bạn cần tìm các giải pháp thay thế để đảm bảo bé nhận đủ dinh dưỡng cho sự phát triển khỏe mạnh. Trong đó, sữa thay thế là một lựa chọn phù hợp đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng cho các bé. Vậy mèo con có thể sử dụng loại sữa nào? Không phải tất cả các loại sữa đều thích hợp cho mèo sơ sinh. Theo khuyến nghị của bác sĩ, bạn nên sử...

29/10/2024

Mèo sơ sinh bị đau mắt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Mèo sơ sinh bị đau mắt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Mèo sơ sinh bị đau mắt là vấn đề phổ biến nhưng nếu không được xử lý kịp thời, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mèo con, bao gồm cả nguy cơ mù lòa. Hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý sẽ giúp bạn chăm sóc tốt hơn cho mèo cưng của mình. Cùng Petkit tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé. 1. Lý do khiến mèo sơ sinh bị đau mắt Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mèo sơ sinh bị đau mắt, và một số lý do chính thường gặp bao gồm các nguyên nhân dưới đây: - Dị ứng và tổn thương do bụi bẩn: Mèo thường xuyên tiếp xúc với môi trường có nhiều bụi bẩn, cát hoặc lông thú, khi dính vào mắt sẽ gây tổn thương, dẫn đến đau. - Nhiễm trùng: Mèo con dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Nhiễm virus như herpes virus (FHV-1) hoặc calicivirus có thể gây viêm kết mạc, làm mắt đỏ và có thể chảy dịch. - Thiếu dinh dưỡng: Nếu mèo con không nhận đủ dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A, có thể dẫn đến các vấn đề về mắt, bao gồm đau và mờ mắt. - Chấn thương mắt: Mèo con rất hiếu động và có thể bị chấn thương mắt trong khi chơi đùa hoặc tương tác với các mèo khác. - Đục thủy tinh thể: Mèo bị đục thủy tinh thể có thể dẫn đến thị lực giảm và đau mắt. Mèo thiếu vitamin A có thể dẫn đến các vấn đề về mắt 2. Nhận biết mèo con đau mắt thế nào? Để phát hiện mèo sơ sinh bị đau mắt, bạn cần quan sát kỹ những dấu hiệu sau: - Mắt đỏ và sưng: Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất là mắt của mèo con có màu đỏ hoặc sưng lên. - Chảy nước mắt hoặc ghèn: Mắt có thể chảy nước mắt nhiều hơn bình thường, có thể có sự xuất hiện của ghèn (dịch nhầy) quanh mắt. - Cào cấu vùng mắt thường xuyên: Nếu mèo con thường xuyên dùng chân hoặc đầu để dụi mắt, điều này có thể là dấu hiệu cho thấy mắt của nó đang khó chịu hoặc đau. - Nhạy cảm với ánh sáng: Mèo con có thể tránh ánh sáng mạnh hoặc nhắm mắt lại khi có ánh sáng chiếu vào. - Thói quen ăn uống thay đổi: Nếu mèo con có vẻ không muốn ăn hoặc uống, điều này có thể do đau mắt gây ra cảm giác khó chịu. 3. Mèo sơ sinh bị đau mắt thì phải làm sao? Khi phát hiện mèo sơ sinh bị đau mắt, bạn cần xử lý kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số cách xử lý đau mắt ở mèo hiệu quả: 3.1 Cách ly mèo bị nhiễm bệnh Nếu bạn nuôi nhiều mèo con và phát hiện một trong số chúng bị đau mắt do nhiễm khuẩn hoặc virus, hãy tách riêng mèo bị bệnh để tránh lây lan sang những con khác. 3.2 Vệ sinh mắt sạch sẽ Sử dụng nước muối sinh lý hoặc dung dịch chuyên dùng để vệ sinh mắt mèo sơ sinh. Nhúng miếng bông mềm vào dung dịch và nhẹ nhàng lau quanh vùng mắt, loại bỏ bụi bẩn và ghèn mắt. Điều này giúp giữ cho mắt mèo luôn sạch sẽ và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Thường xuyên vệ sinh mắt mèo bằng nước muối sinh lý trong quá trình bệnh 3.3 Sử dụng thuốc nhỏ mắt Nếu mắt mèo bị nhiễm trùng, bạn nên sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt chuyên dụng theo chỉ định của bác sĩ thú y. Tránh tự ý sử dụng thuốc mà không có sự hướng dẫn của chuyên gia, vì có thể làm tình trạng mắt mèo tồi tệ hơn. 3.4 Đưa mèo đi khám thú y Trong trường hợp mèo sơ sinh có dấu hiệu đau mắt nghiêm trọng, như mắt sưng to, chảy nhiều ghèn, hoặc khó mở mắt, bạn nên đưa mèo đến bác sĩ thú y ngay lập tức. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra “boss nhí" và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Luôn nhớ rằng sức khỏe của mèo con là rất quan trọng, và việc đưa chúng đến bác sĩ thú y là cách tốt nhất để đảm bảo chúng nhận được sự chăm sóc cần thiết. >> Xem thêm: Mắt mèo bị kéo màng trắng là bệnh gì, có nguy hiểm không? 4. Hỏi - đáp về mèo sơ sinh bị đau mắt 4.1 Mèo bị đau mắt có lây không? Có! Nếu nguyên nhân gây đau mắt ở mèo sơ sinh là do virus hoặc vi khuẩn, thì khả năng lây lan rất cao. Các bệnh như viêm kết mạc do vi khuẩn hoặc Herpes...

28/10/2024

PETKIT by HeLiCorp

Liên hệ