06/12/2024
Mèo bị rụng lông ở đầu có thể là dấu hiệu bình thường như thay lông theo mùa, nhưng đôi khi, nó lại là cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân từ đâu và làm sao để giúp “hoàng thượng” của bạn thoát khỏi tình trạng này? Hãy cùng PETKIT khám phá những nguyên nhân phổ biến nhất đến giải pháp hiệu quả trong bài viết dưới đây! 1. Nguyên nhân mèo bị rụng lông ở đầu 1.1 Ký sinh...
Mèo là loài thú cưng rất được yêu thích bởi sự dễ thương và tính cách quấn chủ đáng yêu của chúng. Tuy nhiên, một trong những vấn đề phổ biến khi nuôi mèo mà các “sen” ngán ngẩm chính là tình trạng mèo bị rụng lông. Vậy tại sao mèo bị rụng lông nhiều và làm sao để giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả? Hãy cùng PETKIT khám phá sự thật đằng sau thông qua bài viết bên dưới nhé! 1. Tại sao mèo bị rụng lông? Mèo bị rụng lông là một hiện tượng bình thường và có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Dù vậy, khi lông rụng quá nhiều có thể là tín hiệu đáng báo động về sức khỏe của mèo. Để làm rõ, hãy tìm hiểu chi tiết hơn các nguyên nhân phía sau. 1.1 Nguyên nhân tự nhiên Rụng lông là một quá trình tự nhiên ở mèo, đặc biệt là trong các giai đoạn thay lông theo mùa: Chu kỳ thay lông: Giống như con người rụng tóc, mèo cũng thay lông định kỳ để lông mới mọc lên và thay thế lông cũ. Rụng lông tự nhiên là cách để bộ lông của mèo thích nghi với sự thay đổi thời tiết. Quá trình này thường xảy ra theo mùa, đặc biệt là vào mùa xuân và mùa thu. Nhiệt độ: Khi mèo sống trong môi trường điều hòa hoặc vùng khí hậu ôn hòa và không thay đổi nhiệt độ nhiều, thì tình trạng rụng lông có thể diễn ra quanh năm. 1.2. Nguyên nhân do bệnh lý Một số bệnh lý có thể khiến mèo bị rụng lông nhiều hơn bình thường: Mèo bị viêm da: Bắt nguồn từ việc nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hoặc ký sinh trùng dẫn đến các triệu chứng như ngứa, viêm đỏ và lông rụng. Dị ứng: Các yếu tố gây ra dị ứng bao gồm thức ăn, hóa chất, môi trường hoặc do ký sinh trùng cũng là nguyên do khiến mèo bị rụng lông. Bệnh nội tiết: Các bệnh về tuyến giáp và tuyến thượng thận thúc đẩy tình trạng rụng lông diễn ra nhiều hơn. Có nhiều đáp án cho câu hỏi: Tại sao mèo bị rụng lông nhiều? 1.3 Do chăm sóc sai cách Chăm mèo không khó nhưng chăm không đúng cách sẽ khiến mèo rụng nhiều lông: Không chải lông thường xuyên: Việc lông bị rối và không được gỡ bỏ kịp thời có thể làm tăng tình trạng rụng lông ở mèo. Sản phẩm không phù hợp: Dầu gội, sữa tắm và dụng cụ chăm sóc không chuyên dụng khiến da mèo dễ bị kích ứng hơn bình thường. 1.4 Do tâm lý Stress là một yếu tố ít ai ngờ đến nhưng lại ảnh hưởng lớn đến quá trình rụng lông của mèo: Lo âu quá mức: Mèo thường bị căng thẳng khi có nhiều sự thay đổi lớn diễn ra trong cuộc sống của chúng. Một số yếu tố có thể kể đến như thay đổi môi trường sống, tiếng ồn quá lớn, gặp gỡ những thú cưng khác hoặc mất đi người thân đều có thể làm mèo bị stress và rụng lông nhiều hơn. Tự liếm lông liên tục: Khi cảm thấy bất an, mèo thường liếm lông nhiều và lặp đi lặp lại hành động này đến mức gây tổn thương da, làm lông rụng thành từng mảng. 1.5 Các lý do khác Các nguyên nhân khác gây ra việc mèo bị rụng lông bao gồm dinh dưỡng không đầy đủ, tuổi tác quá lớn hoặc do yếu tố di truyền.: Dinh dưỡng kém: Chế độ ăn thiếu hụt dưỡng chất, khoáng chất cần thiết như Protein hoặc Omega-3,.. đều gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và da lông của mèo. Tuổi tác: Khi mèo lớn tuổi thường rụng lông nhiều hơn do da đã yếu và các nang lông không còn chắc khỏe. Giống mèo: Một số giống mèo như Maine Coon hay Persian thường rụng lông nhiều hơn do chúng có bộ lông dày và dài. Ngược lại, các dòng mèo như Bengal, Sphynx sẽ rụng lông ít hơn. Mèo Maine Coon có bộ lông dài nên thường rụng lông nhiều hơn 2. Dấu hiệu nhận biết mèo bị rụng lông nhiều Để xác định mèo rụng quá nhiều lông hơn mức bình thường hay chỉ rụng do yếu tố tự nhiên, bạn cần chú ý: Lượng lông rụng quá nhiều, dính đầy trên sàn nhà, giường, quần áo hoặc nơi mèo thường nằm. Rụng lông bất thường ở một khu vực nhất định, đặc biệt là quanh tai, cổ hoặc bụng. Lông rụng thành từng mảng, để lại các vùng da trống. Da mèo xuất hiện vùng mẩn đỏ, bong tróc, có dầu hiệu viêm nhiễm, đóng vảy và gây ngứa. Mèo thường xuyên gãi hoặc liếm vào khu vực rụng lông nhiều. >> Xem thêm: Mèo bị rụng lông từng mảng: có nguy hiểm không, xử lý thế nào? 3....
03/12/2024
Thời gian gần đây, bạn nhận thấy mèo bị rụng lông nhiều hơn so với thông thường? Mặc dù rụng lông là quá trình tự nhiên của mèo, nhưng nếu rụng lông quá nhiều có thể cảnh báo vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cần được chú ý. Trong bài viết này, PETKIT By Helicorp sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu khiến mèo rụng quá nhiều lông và cách xử lý hiệu quả vấn đề này ngay tại bài viết dưới đây. 1. Nguyên nhân mèo rụng nhiều lông? Mèo thường xuyên rụng lông như một cách tự nhiên để loại bỏ lớp lông cũ và những sợi lông bị hư tổn. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện cơ thể mèo xuất hiện những mảng hói, vùng lông thưa thớt, mọc không đều hoặc lông rụng bất thường với số lượng lớn, có thể mèo đang gặp phải một số vấn đề sức khỏe. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến mèo bị rụng lông nhiều mà bạn cần lưu ý: 1.1 Bị nhiễm ký sinh trùng Các loại ký sinh trùng như bọ chét và ve là những tác nhân phổ biến khiến mèo rụng nhiều lông. Những loài ký sinh trùng nhỏ bé này có thể làm kích ứng da của "hoàng thượng", khiến bé gãi liên tục, khiến cho vùng da dần bị tổn thương từ đó dẫn đến tình trạng rụng lông. 1.2 Nhiễm trùng da Bên cạnh nhiễm ký sinh trùng, tình trạng dị ứng da do vi khuẩn hoặc nấm mốc cũng là nguyên nhân khiến cho mèo bị rụng lông quá nhiều mà bạn cần chú ý. Nếu bạn nhận thấy da mèo bị đỏ, có vảy hoặc có mùi hôi, cần phải cho mèo đi điều trị sớm nhất để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe bé. Nhiễm trùng da có thể khiến mèo bị rụng lông 1.3 Dị ứng Giống như con người, mèo cũng có thể bị dị ứng với một số loại thực phẩm, yếu tố môi trường hoặc thậm chí các sản phẩm chải chuốt. Phản ứng dị ứng này có thể gây ra ngứa, viêm, mề đay và vết thương hở… khiến mèo cảm thấy khó chịu, dễ dẫn đến tình trạng rụng lông nghiêm trọng. 1.4 Mất cân bằng nội tiết Những rối loạn về mặt nội tiết làm gián đoạn các chức năng bình thường trong cơ thể mèo, dẫn đến nhiều tác động tiêu cực, trong đó có sự thay đổi về chất lượng và số lượng lông. Khi đó, lông mèo có thể trở nên mỏng, yếu, và dễ rụng hơn, ảnh hưởng đến vẻ ngoài và sức khỏe chung của chúng. Một số nguyên nhân gây ra vấn đề mất cân bằng nội tiết ở mèo, bao gồm: Cường giáp: Xảy ra khi tuyến giáp của mèo sản xuất quá nhiều hormone, gây ra một loạt các triệu chứng như: mèo bị rụng lông quá nhiều, tăng động, nhịp tim nhanh, sụt cân,... Suy giáp: Xảy ra khi tuyến giáp của mèo không sản xuất đủ hormon, tuy nhiên tình trạng này khá hiếm gặp. Các triệu chứng thường gặp bao gồm rụng lông, lông xơ rối, uể oải, tăng cân và giảm khả năng chịu lạnh. Bệnh Cushing: xảy ra khi tuyến thượng thận của mèo sản xuất cortisol với mức độ cao bất thường. Da mèo trở nên mỏng, lông dễ rụng và chậm mọc - một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh 1.5 Căng thẳng và lo âu Mọi thay đổi trong thói quen hoặc môi trường sống của mèo đều có thể gây ra căng thẳng, chẳng hạn như sự xuất hiện của một con vật cưng mới hay đơn giản là việc mua sắm đồ nội thất mới. Căng thẳng và lo lắng có thể khiến mèo chải chuốt và chăm sóc lông quá mức để làm dịu sự bất an của mình. Theo thời gian, hành động này có thể trở thành thói quen cưỡng chế, dẫn đến tình trạng rụng lông nhiều ở mèo. 1.6 Thiếu dinh dưỡng Mặc dù không phải là nguyên nhân chính gây rụng lông ở mèo, việc dinh dưỡng không đầy đủ có thể khiến lông mèo trở nên khô và dễ rụng. Để đảm bảo mèo của bạn nhận được các dưỡng chất cần thiết cho bộ lông khỏe mạnh, bạn cần lên thực đơn với đầy đủ dưỡng chất cho mèo. Thiếu dinh dưỡng - một trong những nguyên nhân khiến mèo bị rụng lông nhiều 2. Dấu hiệu nhận biết mèo bị rụng lông Triệu chứng rõ ràng nhất khi mèo bị rụng lông nhiều là lông rụng theo từng mảng hoặc thậm chí rụng khắp cơ thể. Ban đầu, rụng lông có thể không để lại những mảng hói rõ rệt, nhưng chúng có thể bắt đầu từ những thay đổi nhỏ như lông tơ rụng quá nhiều hoặc lông...
02/12/2024
Mèo Anh lông ngắn không chỉ nổi bật bởi vẻ ngoài dễ thương mà còn vì tính cách thân thiện và dễ gần của chúng. Để chăm sóc cho “boss” đúng cách, bạn cần nắm rõ về những đặc điểm, nhu cầu dinh dưỡng và các bước chăm sóc cơ bản nhất. Trong bài viết này, hãy cùng PETKIT tìm hiểu tất tần tật về cách chăm sóc mèo Anh lông ngắn để bé luôn khỏe mạnh và xinh đẹp nhé. 1. Đặc điểm của mèo Anh lông ngắn Mèo Anh lông ngắn hay còn được gọi là British Shorthair, là một trong những giống mèo phổ biến và được nhiều người yêu thích nhất trên thế giới. Với bộ lông dày mượt, đôi mắt to tròn cùng tính cách dễ gần, chúng dễ dàng chiếm được tình cảm của bất kỳ ai. 1.1 Ngoại hình Mèo Anh lông ngắn có ngoại hình đáng yêu với cơ thể tròn trịa và khỏe mạnh. Chúng có một đôi chân ngắn, trông rất đỏm dáng nhưng lại vô cùng nhanh nhẹn khi di chuyển. Bộ lông của mèo vừa dày vừa mượt, thông thường màu lông phổ biến nhất là màu xám xanh. Ngoài ra, những màu sắc khác như đen, trắng, kem và vàng cũng khá phổ biến ở những cá thể mèo Anh lông ngắn khác nhau. 1.2 Tính cách Mèo Anh lông ngắn nổi tiếng với tính cách dễ chịu và thân thiện. Chúng khá thông minh, có thể học hỏi nhanh chóng và rất dễ hòa nhập với môi trường sống mới. Không chỉ thích sự yên tĩnh mà mèo Anh lông ngắn còn rất quấn chủ và mong được nhận sự chăm sóc, yêu thương. Mèo Anh lông ngắn có vẻ ngoài xinh đẹp và đáng yêu 2. Hướng dẫn cách chăm sóc mèo Anh lông ngắn khỏe, đẹp Để đảm bảo bé mèo nhà bạn luôn khỏe mạnh và xinh đẹp thì việc chăm sóc cần được thực hiện đúng cách và đều đặn. 2.1 Chế độ dinh dưỡng Dinh dưỡng là một trong những yếu tố then chốt để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của mèo Anh lông ngắn. Bạn cần đảm bảo rằng mỗi bữa ăn phải cân bằng đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu: Protein: Là thành phần quan trọng giúp mèo duy trì cơ bắp và cung cấp năng lượng hàng ngày. Bạn có thể bổ sung protein vào khẩu phần ăn thông qua các thực phẩm từ thịt gà, thịt bò và thức ăn khô dành riêng cho mèo. Chất xơ: Bổ sung chất xơ từ các loại rau củ như cà rốt, bí đỏ mỗi ngày để hỗ trợ hệ tiêu hóa của mèo hoạt động tốt hơn. Vitamin và khoáng chất: Để tăng cường hệ miễn dịch cho bé, bạn có thể bổ sung thêm vitamin, khoáng chất từ các loại thực phẩm chức năng chuyên dụng cho mèo. Lưu ý, cần tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để xác định đâu là sản phẩm phù hợp và tránh việc bổ sung quá mức gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ngoài ra, để tránh cho mèo ăn quá no gây khó tiêu và phòng béo phì. Bạn nên chia nhỏ bữa ăn thành 2 - 3 bữa mỗi ngày. Đồng thời, đừng quên cho bé uống nước mỗi ngày để duy trì một cơ thể khỏe mạnh và bộ lông bóng mượt. Máy ăn có camera Petkit Solo YumShare Máy lọc nước PETKIT Eversweet Solo 2 - Bơm không dây 2.2 Chăm sóc lông Bộ lông là một trong những điểm nhấn của mèo Anh lông ngắn, vì vậy việc chăm sóc thường xuyên là rất cần thiết: Nên chải lông cho mèo ít nhất 2 - 3 tuần/lần bằng lược chuyên dụng để loại bỏ lông rụng và bụi bẩn tích tụ. Chỉ nên tắm 1 - 2 lần/tháng bằng sữa tắm dành riêng cho mèo để đảm bảo an toàn cho lông và da của chúng. Sau khi tắm cho bé xong, bạn nên sấy khô lông để tránh tình trạng ẩm ướt gây viêm da. Bạn có thể tham khảo ngay sản phẩm lồng sấy lông cho mèo PETKIT AirSalon Max Pro với độ ồn < 42 dB, rất thích hợp cho những bé mèo vốn nhạy cảm với tiếng động. Đặc biệt, luồng gió nhẹ nhàng và ấm áp sẽ mang lại sự thoải mái cho thú cưng trong khi sấy, cũng như giúp lông mềm mại hơn ban đầu. Sản phẩm chính là trợ thủ đắc lực để giúp bạn dễ dàng chăm sóc mèo yêu của mình hơn. Lồng sấy lông chó mèo PETKIT AirSalon Max Pro 2.3 Vệ sinh các bộ phận Không chỉ mỗi tắm rửa, cách chăm sóc mèo Anh lông ngắn còn liên quan đến vệ sinh các bộ phận khác như tai, mắt và móng. Bạn nên kiểm tra những vị trí này thường xuyên để loại...
01/12/2024
Nhiều “con sen” lựa chọn triệt sản cho nàng mèo của mình như một cách bảo vệ sức khoẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống của bé. Tuy nhiên sau phẫu thuật, mèo cần có sự chăm sóc đặc biệt để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Bạn đã sẵn sàng trở thành “hộ lý” riêng giúp mèo cưng vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng nhất chưa? Hãy cùng PETKIT khám phá những cách chăm sóc mèo cái sau khi triệt sản tại bài viết sau đây để giúp bé mau chóng trở lại trạng thái khỏe mạnh nhé. 1. Có nên triệt sản mèo cái? Triệt sản cho mèo là một trong những quyết định quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe lâu dài của bé. Mặc dù rất thương bé nhưng nhiều người vẫn hay thắc mắc, liệu có nên cho mèo cái đi triệt sản hay không? Và câu trả lời sẽ là CÓ, nhưng cũng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh cũng như sức khỏe của thú cưng. Để đưa ra được quyết định có nên triệt sản cho mèo cái hay không, hãy điểm qua những lợi ích khi triệt sản cho bé nhé: Ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn: Tránh việc mèo sinh nở quá nhiều lần vì điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của chúng. Giảm nguy cơ mắc bệnh: Triệt sản sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tử cung và tuyến vú. Cải thiện tính cách: Mèo sau khi triệt sản thường bớt hung dữ, không còn kêu đòi “bạn tình” vào mùa giao phối. Vì vậy, nếu bạn muốn đảm bảo thể trạng sức khỏe cho “hoàng thượng” và hạn chế các rủi ro không đáng có thì triệt sản là một quyết định đúng đắn. Chăm sóc vết thương cho mèo cái sau khi triệt sản 2. Cách chăm sóc mèo cái sau khi triệt sản nhanh phục hồi Để giúp mèo sớm phục hồi, bạn cần lên kế hoạch từ việc chuẩn bị không gian nghỉ ngơi đến các lưu ý trong quá trình dõi sức khỏe của bé. Dưới đây là 1 số cách chăm sóc mèo cái sau khi triệt sản mà bạn có thể áp dụng tại nhà. 2.1 Chuẩn bị trước khi đưa Boss về nhà Ngay từ khi đón mèo về nhà sau phẫu thuật, bạn cần chuẩn bị cho bé một môi trường an toàn và thoải mái: Nơi ở sạch sẽ, ấm áp và yên tĩnh: Chuẩn bị sẵn cho mèo một góc nhỏ ít tiếng ồn, tránh gió lùa và hạn chế ánh sáng mạnh. Bạn có thể sử dụng chuồng thoáng mát hoặc làm ổ cho mèo bằng chăn mềm. Dụng cụ đi vệ sinh: Đặt khay vệ sinh gần khu vực nghỉ ngơi để mèo không phải di chuyển quá nhiều. Phải đảm bảo khay vệ sinh luôn được làm sạch để tránh vết bẩn sót lại có thể làm nhiễm trùng vết mổ. Để thuận tiện nhất, bạn có thể sắm cho bé máy dọn phân mèo PETKIT PUROBOT MAX PRO có Camera AI, được trang bị các cảm biến nhằm tăng tính an toàn, đồng thời máy giúp bạn theo dõi được tình trạng đi vệ sinh của bé có gì bất thường sau khi triệt sản hay không. Máy dọn phân mèo PETKIT PUROBOT MAX PRO có Camera AI Thuốc và vật dụng y tế: Chuẩn bị sẵn thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, bạn nên thủ sẵn một ít bông y tế, gạc và dung dịch để vệ sinh vết mổ cho bé. Thức ăn và nước uống: Nên cho bé ăn thức ăn mềm, loãng và dễ tiêu hóa như pate dành riêng cho mèo hoặc cháo loãng. Bát nước uống nên đặt ở gần chuồng hoặc nơi dễ tiếp cận và tránh để mèo khát nước. Ngoài ra, nếu bạn phải đi làm và không thể luôn ở bên bé mèo, các sản phẩm công nghệ từ PETKIT sẽ là trợ thủ đắc lực. Máy ăn có camera PETKIT Solo YumShare chính là giải pháp hoàn hảo để bảo đảm mèo được ăn uống đầy đủ và kịp thời theo dõi tình trạng sức khỏe bé: Bảo quản thức ăn vượt trội, tránh côn trùng và không khí ẩm xâm nhập. Dung tích khoảng 3 lít, phù hợp với đa dạng các loại thức ăn khô. Tích hợp camera quan sát ngày đêm, cho phép bạn theo dõi mèo mọi lúc mọi nơi. Chức năng đàm thoại 2 chiều, giúp trấn an “boss” khi bạn không ở nhà. Máy ăn có camera Petkit Solo YumShare 2.2 Chăm sóc tại nhà Khi đã chuẩn bị đầy đủ các bước trên, hãy tập trung chăm sóc mèo thật kỹ lưỡng sau khi triệt sản: Giữ ấm cơ thể: Mèo sau khi phẫu thuật thường nhạy cảm với nhiệt độ. Hãy đảm bảo chúng luôn được giữ...
30/11/2024
Một trong những điều quan trọng để bảo vệ sức khoẻ boss cưng là cho mèo tiêm vắc xin ngừa các bệnh truyền nhiễm. Với các dòng vắc xin hiện đại, hầu hết các bé đều sinh hoạt bình thường sau khi tiêm. Song, vẫn có một tỉ lệ nhỏ trường hợp thuốc gây tác dụng phụ, do đó, việc nắm rõ cách chăm sóc mèo sau khi tiêm phòng là rất cần thiết. Cùng PETKIT By Helicorp khám phá chi tiết các loại vắc xin và cách chăm sóc chuẩn trong bài viết sau nhé! 1. Vì sao cần tiêm phòng cho mèo? Có không ít “sen” cho rằng mèo nuôi trong nhà không có tiếp xúc nhiều với bên ngoài thì không cần phải tiêm vắc xin. Tuy nhiên, quan niệm này là sai lầm! Mèo ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc các chứng bệnh đặc trưng, đồng thời có thể lây truyền gây ảnh hưởng đến sức khỏe người nuôi và cộng đồng. Do đó, ngay từ khi bé còn nhỏ, việc tiêm vắc xin theo chỉ định là cần thiết để tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút,... từ bên ngoài môi trường. Khi bạn cho mèo cưng tiêm phòng đầy đủ, cả bạn và bé yêu của bạn sẽ tránh được nhiều rủi ro nghiêm trọng, bao gồm: Giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm: Mèo có thể bị nhiễm các bệnh nguy hiểm như: mèo bị viêm phổi, mèo bệnh dại, bệnh bạch hầu, hoặc bệnh do virus herpes. Việc tiêm phòng giúp tạo ra kháng thể, làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và giúp mèo nhanh chóng hồi phục. Mèo được tiêm vắc xin đầy đủ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm Tiết kiệm chi phí điều trị: Những bệnh truyền nhiễm thường có thời gian điều trị lâu dài và tốn kém. Việc tiêm phòng là biện pháp hiệu quả giúp tiết kiệm chi phí điều trị nếu mèo chẳng may bị mắc bệnh. Bảo vệ sức khỏe cho các thú cưng khác và cộng đồng: Khi mèo bị nhiễm bệnh, không chỉ các thú cưng khác trong nhà mà ngay cả con người cũng có thể bị lây nhiễm (như virus dại). Tiêm phòng giúp bảo vệ sức khỏe cho mèo và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh trong cộng đồng. 2. Lịch tiêm phòng cho mèo chi tiết Vậy mèo cần tiêm các loại vắc xin phòng bệnh nào? Mèo mấy tháng thì tiêm phòng được? Có một số mũi vắc xin là bắt buộc phải tiêm ngay khi mèo đạt đúng độ tuổi tiêm phòng. Một số loại thì dựa trên tình hình sức khỏe, môi trường sống của bé , tiền sử bệnh của mèo mẹ,... mà bác sĩ có thể khiến nghị các “sen” tiêm thêm, cụ thể: 2.1 Các loại vắc xin tiêm phòng cho mèo Loại vắc xin bắt buộc tiêm (còn gọi là vắc xin cơ bản) được tiêm cho mèo con khi đạt độ tuổi nhất định. Các mũi tiêm cơ bản gồm: Vắc xin phòng virus herpes (FHV, FHV-1) gây viêm mũi khí quản. Vi rút lây lan khi bát đựng thức ăn và hộp vệ sinh được chia sẻ với những con mèo khác, thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc hít phải các giọt hắt hơi. Vắc xin phòng vi rút calicivirus và chlamydia gây bệnh hô hấp. Vắc xin phòng vi rút Parvo gây suy giảm bạch cầu (hay còn gọi là bệnh Care ở mèo). Vắc xin phòng dại - “thủ phạm” giết chết nhiều động vật ngay cả con người nếu không được phát hiện kịp thời. >> Xem thêm: Tất tần tật thông tin bệnh giảm bạch cầu ở mèo Nên cho mèo tiêm đủ các mũi cơ bản theo chỉ định Trong một số trường hợp, mèo sẽ cần được tiêm vắc xin bổ sung dựa trên lối sống, lịch sử bệnh lý và yếu tố di truyền của chúng. Một số loại vắc xin phổ biến cần thiết có thể bao gồm: Vắc xin phòng các bệnh gây suy giảm miễn dịch ở mèo (gồm Feline Immunodeficiency Virus - FIV và bệnh bạch cầu ở mèo - FeLV): Những bệnh này ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của mèo, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác và suy giảm sức khỏe nghiêm trọng. Vắc xin phòng virus Bordetella: Gây các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, khiến mèo bị hắt hơi, chảy dịch từ mắt và mũi, và đôi khi là ho. Bệnh này có thể lây lan dễ dàng trong môi trường đông đúc hoặc nếu mèo tiếp xúc với các thú cưng khác. Vắc xin phòng viêm phúc mạc truyền nhiễm ở mèo (Feline Infectious Peritonitis - FIP): Bệnh do virus corona ở mèo gây ra, có thể gây tổn...
29/11/2024
Mèo mẹ sắp và sau khi sinh cần được chăm sóc đặc biệt để mau chóng hồi phục sức khỏe, cũng như đảm bảo cho mèo con được phát triển toàn diện. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chăm sóc mèo đẻ, thậm chí là sẽ lúng túng nếu bé mèo lần đầu sinh nở. Trong bài viết này, PETKIT by Helicorp sẽ hướng dẫn bạn từng bước từ việc chuẩn bị trước khi mèo sinh, đến cách chăm sóc mèo con sau sinh, giúp bạn tự tin hơn để cùng nhau chào đón thành viên mới nhé. 1. Cần chuẩn bị gì trước khi mèo đẻ? Việc chuẩn bị kỹ càng trước khi mèo sinh không chỉ giúp mèo mẹ thoải mái tâm lý hơn mà còn giảm thiểu được các rủi ro trong quá trình vượt cạn. Dưới đây là những việc quan trọng bạn cần chuẩn bị cho “boss” trước khi lâm bồn: Không gian yên tĩnh và ấm áp: Hãy bố trí một khu vực riêng tư, tránh xa tiếng ồn và sự làm phiền từ các thú cưng khác trong nhà. Bạn nên chọn 1 góc kín đáo, ít ánh sáng và không có gió lùa, duy trì nhiệt độ ổn định khoảng 25-27 độ C. Ổ đẻ: Bạn có thể tự làm ổ đẻ từ 1 chiếc thùng carton sạch, hoặc mua ổ chuyên dụng. Hãy lót ổ bằng khăn mềm, miếng lót chuyên dụng, có khả năng thấm hút tốt và dễ thay rửa để đảm bảo vệ sinh. Đồ dùng cần thiết: Khăn sạch để lau khô mèo con, kéo y tế tiệt trùng để cắt dây rốn, chai nước ấm hoặc túi chườm, dung dịch sát khuẩn,... Thức ăn dinh dưỡng: Mèo mẹ cần được bổ sung thêm thức ăn giàu đạm và khoáng chất để tiếp sức. Bạn nên chọn các loại thức ăn chuyên dụng cho mèo mang thai và cho con bú. Chuẩn bị sữa: Bạn cần múc sữa cho mèo mẹ liếm nhiều lần để lấy sức trong mỗi lần rặn đẻ. Liên lạc với bác sĩ thú y: Hãy chuẩn bị sẵn số điện thoại của bác sĩ thú y để kịp thời hỗ trợ khẩn cấp khi có bất kỳ bất thường nào xảy ra trong quá trình mèo sinh. Chuẩn bị ổ đẻ cho mèo ở khu vực ấm áp 2. Cách chăm sóc mèo đẻ chi tiết nhất Nhiều bạn sẽ không tránh khỏi lúng túng và không biết cách xử lý khi lần đầu được lên chức “ông bà ngoại” của đám mèo con. Đừng lo lắng quá, vì dưới đây là hướng dẫn cách chăm sóc mèo đẻ chi tiết nhất, giúp bạn đảm bảo được sức khoẻ cho bé cưng của mình. 2.1 Cách chăm mèo mẹ trước khi sinh Bạn cần sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ hậu môn của mèo, khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống khoảng 37 độ C, mèo có khả năng sẽ sinh trong 24 giờ tới. Cho mèo ăn uống tẩm bổ, tăng cường các đồ ăn có chứa thành phần bột mì như cơm hoặc cháo để bé có nhiều sữa hơn. Tránh cho mèo ăn những đồ ăn mang tính cay, mặn, chua, chát, hoặc những đồ ăn dạng thô cứng. Trong giai đoạn này, bạn lưu ý không cho mèo uống thuốc hay tiêm bất cứ thứ gì vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hình dạng, sức khỏe của mèo con sau này. Đừng quên chú ý chỗ ngủ của mèo mẹ, khu vực này phải luôn luôn được giữ ấm, có không gian rộng rãi và tránh ánh nắng mặt trời tiếp xúc. Sau khi sinh, mèo mẹ sẽ không bị nằm đè lên con hoặc gây cảm giác quá nóng. Bổ sung dưỡng chất để mèo không mất sức khi đẻ 2.2 Cách chăm mèo mẹ trong quá trình sinh Khi mèo bắt đầu sinh, hãy để chúng thực hiện quá trình này tự nhiên theo bản năng, không nên gây căng thẳng hoặc can thiệp nếu không cần thiết. Mèo mẹ có thể sinh từ 2-6 mèo con mỗi lứa, thời gian giữa các lần sinh dao động từ 10 phút - 1 giờ. Nếu thấy mèo mẹ rặn lâu trên 30 phút mà không sinh được hoặc có dấu hiệu kiệt sức, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ thú y khi thấy các dấu hiệu sau: Thở dốc, kêu gào đau đớn hoặc không thể rặn được nữa. Dịch tiết ra có màu đỏ sẫm, đen hoặc có mùi hôi. Mèo con bị kẹt ở bộ phận sinh dục mà không được đẩy ra ngoài. Ngay sau khi mèo con ra đời, màng ối bao bọc cần được cắt bỏ để mèo con thở. Nếu mèo mẹ không làm việc này, bạn hãy dùng khăn mềm xé nhẹ màng ối và lau sạch dịch nhầy ở mũi và miệng...
28/11/2024