Các bệnh mèo lây cho người mà Sen cần cẩn trọng
Việc nuôi mèo mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần cho người lớn lẫn trẻ em. Song, không ít các “sen” thắc mắc liệu mèo nhiễm bệnh có thể lây sang cho người không? Trong bài viết này, PETKIT By Helicorp sẽ tổng hợp chi tiết thông tin về các bệnh mèo lây cho người gây nguy hiểm, cùng theo dõi nhé!
1. Tổng hợp các bệnh mèo lây cho người phổ biến nhất
Theo các bác sĩ và chuyên gia y tế, hầu hết các bệnh liên quan đến vật nuôi đều do vi khuẩn trong nước bọt của chúng gây nhiễm trùng qua vết cắn hoặc vết trầy xước trên da. Bên cạnh đó, vi khuẩn từ phân của động vật nhiễm bệnh cũng có thể lây truyền từ tay vào miệng, gây ra nguy cơ nhiễm trùng. Dưới đây là các bệnh mèo lây cho người bạn cần đề phòng:
1.1 Bệnh dại
Dại là một trong các bệnh mèo lây cho người nguy hiểm nhất mà các “sen” cần chú ý. Bệnh này do vi-rút dại thuộc họ Rhabdoviridae gây ra, và có thể lây truyền qua vết cắn, vết cào hoặc khi niêm mạc tiếp xúc với chất dịch của động vật nhiễm bệnh.
Khi mắc bệnh dại, vi-rút sẽ dần xâm nhập và tấn công hệ thần kinh trung ương, gây ra những triệu chứng nghiêm trọng và hầu như luôn dẫn đến tử vong. Mèo mắc dại thường có các biểu hiện thần kinh và hành vi bất thường, chẳng hạn như sự hoang mang, hung dữ, hoặc tê liệt, trước khi qua đời.
Mèo bị dại có thể truyền bệnh cho bạn bằng nhiều con đường như thông qua vết cắn, vết cào hay mèo liếm vết thương hở… Người bị nhiễm vi rút dại cũng có dấu hiệu nhiễm tương tự mèo, tiến triển tương đối nhanh và dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm.
Để bảo vệ mèo cưng và các thành viên trong gia đình khỏi bệnh dại, cách hiệu quả nhất là đưa mèo đi tiêm vắc-xin phòng ngừa bệnh. Mèo từ 12 tuần trở lên có thể tiêm dại mũi đầu.
Trong các bệnh mèo lây cho người, bệnh dại là nguy hiểm nhất
1.2 Nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis
Mèo thường bị nhiễm bệnh ký sinh trùng này khi ăn thịt sống hoặc chưa nấu chín, hoặc khi săn mồi động vật gặm nhấm.
Mèo thải ký sinh trùng qua phân, và nếu vô tình tiếp xúc trực tiếp hoặc ăn phải thức ăn chưa nấu chín, thực phẩm trồng trên đất có chứa nang trứng ký sinh trùng Toxoplasma sẽ dẫn đến nhiễm trùng ở người.
Những người bị nhiễm Toxoplasmosis thường có các triệu chứng giống như cúm, gồm đau nhức cơ, sốt và đau đầu. Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể gây các triệu chứng nghiêm trọng hơn như lú lẫn, co giật, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
1.3 Bệnh giun đũa, giun móc, giun tròn
Một số ký sinh trùng đường ruột ở mèo, như giun tròn (Toxocara) và giun móc (Ancylostoma), có thể lây nhiễm sang người. Trứng giun móc và giun đũa có thể được thải ra qua phân mèo và lây nhiễm cho người. Trẻ em là nhóm có nguy cơ cao nhất vì chúng dễ tiếp xúc với đất ô nhiễm - nơi mèo có thể đã thải phân chứa ký sinh trùng.
Giun móc có thể xâm nhập vào cơ thể người qua nhiều con đường, như đường miệng hoặc thông qua da, rồi di chuyển đến các cơ quan nội tạng. Ấu trùng sẽ từ từ di chuyển đến các cơ quan trong bụng, như gan, hoặc đến hệ thần kinh trung ương, gây ra các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, ho, thở khò khè và đau bụng. Ngoài ra, ấu trùng cũng có thể di chuyển đến mắt, gây ra các vấn đề như rối loạn thị giác, chuyển động mắt bất thường, đau mắt và cảm giác khó chịu.
>> Xem thêm: Mèo bị giun sán: Biểu hiện và cách phòng ngừa đúng cách
Giun ký sinh có thể tấn công vào cơ quan nội tạng hoặc mắt của người bệnh
1.4 Sán dây
Đây là loại ký sinh trùng có thể lây nhiễm cho nhiều loài động vật, bao gồm cả chó và mèo. Mặc dù không phải tất cả các loại sán dây đều có thể lây sang người, nhưng Dipylidium caninum và Echinococcus multilocularis là hai loài sán dây có khả năng lây nhiễm cao nhất.
Những con sán dây này có thể lây truyền sang người khi tiếp xúc với bộ lông của chó hoặc mèo bị nhiễm bệnh. Trong quá trình vuốt ve, trứng sán dây có thể thâm nhập qua da và đi vào cơ thể qua đường máu, sau đó ký sinh trong cơ thể bạn. Ngoài ra, những hành động như để vật nuôi liếm bạn hoặc cho chúng ngủ trên giường có thể khiến bạn vô tình tiếp xúc với trứng sán dây. Tiếp xúc với phân của chó hoặc mèo cũng làm tăng nguy cơ bị nhiễm.
Người bị nhiễm sán dây thường khó phát hiện vì triệu chứng có thể mơ hồ hoặc không rõ ràng. Ấu trùng sán dây có thể di chuyển đến các cơ quan quan trọng như phổi, gan và não. Khi chúng phát triển ở những cơ quan này, chúng có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng khó lường, thậm chí có thể gây suy giảm chức năng.
1.5 Bệnh nấm
Một trong những loại nhiễm trùng nấm phổ biến nhất ở mèo là Microsporum canis. Mèo bị nhiễm trùng nấm thường xuất hiện các dấu hiệu như mảng lông rụng, da đỏ, khô và bong tróc.
Nhiễm trùng nấm ở mèo có thể lây truyền sang người qua tiếp xúc trực tiếp mà không cần phải có vết thương. Chỉ cần chạm, ôm, bế hoặc thậm chí ngủ chung giường với mèo bị nhiễm, bạn cũng có thể bị lây bệnh.
Mèo nhiễm nấm có thể lây truyền con người người thân qua tiếp xúc trực tiếp
Những người bị nhiễm nấm từ mèo thường xuất hiện phát ban đỏ trên da kèm theo cảm giác ngứa ngáy liên tục. Các vết phát ban thường hình thành dưới dạng những đốm tròn, bắt đầu là những vòng nhỏ và dần dần lan rộng thành các vòng tròn lớn hơn. Nếu nhiễm trùng ảnh hưởng đến da đầu, nó có thể gây ra các mảng rụng tóc, làm tóc bị thưa hoặc rụng từng mảng.
1.6 Bệnh ghẻ
Mặc dù không phổ biến như nhiễm bọ chét, nhưng những con ve, ghẻ này có thể lây từ mèo bị nhiễm sang người. Có rất nhiều loại ghẻ gây bệnh ở mèo, trong đó ghẻ Sarcoptes scabiei là loại ghẻ có thể lây sang người.
>> Xem thêm: Cách chữa mèo bị ghẻ tại nhà cực dễ làm, hiệu quả cao
1.7 Tiêu chảy do vi khuẩn Salmonella và Capnocytophaga canimorsus
Mèo có thể lây truyền vi khuẩn Salmonella hoặc Capnocytophaga canimorsus cho người. Nhiễm trùng do những vi khuẩn này có thể gây ra các triệu chứng như sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy và một số triệu chứng khác. Đặc biệt, mèo bị nhiễm Salmonella có thể không xuất hiện các triệu chứng nhiễm cụ thể, dễ khiến người chăm sóc không nhận ra nguy cơ lây nhiễm.
Các loại vi khuẩn này thường được tìm thấy ở những bé mèo ăn thịt sống, chim, động vật hoang dã hoặc ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn.
Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh này, hãy giữ mèo trong nhà và cho chúng ăn những loại thực phẩm được nấu chín kỹ càng. Bên cạnh đó, các “sen” cũng cần đeo găng tay khi dọn phân mèo và luôn rửa tay kỹ càng theo hướng dẫn của Bộ Y tế sau khi tiếp xúc với phân động vật.
1.8 Hắc lào
Hắc lào hay còn gọi là bệnh nấm da, là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến ở mèo. Bệnh chủ yếu do nấm dermatophytes gây ra, thường gặp ở những mèo sống trong môi trường nuôi nhiều động vật. Mèo bị nấm da thường có các triệu chứng như mảng rụng lông hình tròn, da bong tróc và đỏ ửng.
Mèo bị hắc lào thường xuất hiện những vết tròn đỏ trên da
Bệnh có thể lây sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với da hoặc lông của mèo nhiễm bệnh, hoặc từ môi trường bị ô nhiễm. Ở người, hắc lào thường biểu hiện dưới dạng những tổn thương tròn, đỏ, ngứa, với vòng vảy xung quanh mép. Các tổn thương này có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể như da đầu, bàn chân, bẹn hoặc râu.
Mèo bị nhiễm bệnh liên tục thải bào tử nấm từ da và lông của chúng. Những bào tử này có thể tồn tại nhiều tháng và rất khó loại bỏ khỏi hộ gia đình.
2. Cách phòng tránh các bệnh mèo lây cho mèo
Để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh mèo lây cho người, điều quan trọng là bảo vệ sức khỏe của mèo cưng. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả mà sen nên thực hiện:
-
Cách ly thú cưng bị nhiễm bệnh: Nếu phát hiện mèo cưng bị nhiễm bệnh, hãy cho bé sống cách ly ở một căn phòng riêng, yên tĩnh và được trang bị đầy đủ các vật dụng sinh hoạt.
-
Tiêm vắc xin: Vắc xin là biện pháp phòng ngừa tối ưu giúp “hoàng thượng” giảm nguy cơ nhiễm các bệnh lây truyền nguy hiểm như bệnh dại, bệnh bordetella, cúm... Bạn cần đảm bảo mèo tiêm đầy đủ các mũi vắc xin theo đúng khuyến nghị.
Cần cho mèo tiêm vắc xin định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ
-
Khám thú y định kỳ: Một số bệnh lý ở mèo có thể không biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài, khiến bạn khó phát hiện mèo đang mắc bệnh. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, ít nhất một lần mỗi năm, bởi các bác sĩ thú y chuyên môn sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe.
-
Sử dụng thuốc phòng ngừa ký sinh trùng: Để bảo vệ mèo khỏi các loại ký sinh trùng, bọ chét, ve,... bạn có thể sử dụng thuốc phòng ngừa như vòng đeo ngừa ve, thuốc nhỏ gáy, thuốc xổ giun. Lưu ý, cần có sự tư vấn từ bác sĩ trước khi sử dụng cho mèo.
-
Giữ mèo tránh xa các động vật hoang: Các loài động vật như chó mèo hoang thường mang mầm bệnh và có thể lây nhiễm cho mèo của bạn nếu bé bị cắn hoặc cào. Vì vậy, nên hạn chế để mèo ra ngoài một mình mà không có sự giám sát của bạn.
3. Các khuyến cáo quan trọng với Sen nuôi mèo
Để đảm bảo sức khỏe cho boss cưng và cả gia đình, các "sen" cần lưu ý một số khuyến cáo quan trọng sau:
3.1 Chế độ dinh dưỡng
Kết hợp thức ăn khô (dạng hạt) và thức ăn ướt để mèo hấp thu đủ chất dinh dưỡng. Với thức ăn dạng hạt, hãy cân nhắc sử dụng máy nhả hạt PETKIT, giúp mèo cưng duy trì thói quen ăn uống đều đặn và kiểm soát khẩu phần một cách chính xác.
Máy ăn có camera Petkit Solo YumShare | |
Máy ăn PETKIT Element 3 Infinity - 5 Lít |
3.2 Chăm sóc lông
Chải lông hàng ngày, tắm cho mèo định kỳ có thể giúp giảm số lượng búi lông phát triển trong đường tiêu hóa, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh da liễu, ký sinh trùng trên da mèo.
Máy chải hút lông chó mèo PETKIT AIRCLIPPER 5in1 |
3.3 Không gian sống
Khử trùng định kỳ các khu vực sinh sống của mèo, từ bát đựng thức ăn và nước, hộp vệ sinh đến đồ chơi, là điều vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho thú cưng và hạn chế các bệnh mèo lây cho người
3.4 Khay đi vệ sinh sạch sẽ
Hầu hết các mèo đều thích đào bới và ngửi cát trong khay vệ sinh của chúng. Tuy nhiên, điều này có thể là nguy cơ tiềm ẩn với sức khỏe, vì bệnh tật và vi khuẩn có thể lây truyền khi mèo tiếp xúc với phân mới thải ra. Thậm chí, vi khuẩn có thể vẫn có thể tồn tại số lượng nhỏ trong cát vệ sinh sau khi bạn đã dọn dẹp.
Để giải quyết vấn đề này, bạn nên lựa chọn các sản phẩm hỗ trợ chăm sóc thú như máy dọn phân mèo Petkit, cụ thể như: Purobot Ultra hoặc dòng Purobot Max. Sản phẩm được tích hợp cảm biến tự động giúp dọn dẹp chất thải mèo, tự động niêm phong túi rác mà không cần sự can thiệp của bạn. Ngoài ra, máy còn tích hợp camera để ghi lại thông tin về hành vi và trạng thái phân của mèo, giúp bạn phát hiện kịp thời những bất thường về sức khỏe mèo cưng.
Máy dọn phân mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI | |
Máy dọn phân mèo PETKIT PUROBOT MAX PRO có Camera AI |
3.5 Triệt sản là cần thiết
Khi mèo đạt đến độ tuổi thích hợp để triệt sản, bạn nên đưa mèo đến cơ sở thú y để thực hiện thủ thuật này. Triệt sản không chỉ giúp kiểm soát số lượng mèo mà còn giúp ngăn ngừa một số bệnh lý, bao gồm các bệnh ung thư và các bệnh truyền nhiễm liên quan đến hành vi động dục ở mèo.
Trên đây toàn bộ thông tin về các bệnh mèo lây cho người mà PETKIT Việt Nam By Helicorp muốn chia sẻ đến các bạn. Có thể thấy, việc tạo một môi trường sống sạch sẽ, chế độ dinh dưỡng cân bằng và tiêm phòng đầy đủ chính là biện pháp phòng ngừa lây nhiễm tốt nhất cho mèo cưng của bạn.
>> Xem thêm: Tìm hiểu tất tần tật về các giống mèo trên thế giới
>> Xem thêm: Mèo bị viêm phổi nên ăn gì, kiêng gì để hồi phục sớm?
>> Xem thêm: Bệnh FIP ở mèo sống được bao lâu?