Nhận biết dấu hiệu bệnh giảm bạch cầu ở mèo để điều trị kịp thời
Một trong những căn bệnh nghiêm trọng, đe dọa tới tính mạng của mèo là bệnh giảm bạch cầu. Người nuôi nên tìm hiểu kỹ các dấu hiệu bệnh giảm bạch cầu ở mèo để phát hiện sớm các triệu chứng và đưa chúng đến cơ sở thú y kịp thời. Trong bài viết dưới đây, PETKIT By HeLiCorp sẽ cung cấp những dấu hiệu nhận biết bệnh nhằm giúp chủ nuôi bảo vệ sức khỏe mèo cưng.
1. Khái niệm bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo hay còn gọi là bệnh viêm ruột do giảm bạch cầu, là căn bệnh nguy hiểm do virus Parvovirus gây ra. Virus tấn công hệ miễn dịch và phá hủy các bạch cầu trong máu của mèo, làm suy yếu chức năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể. Số lượng bạch cầu giảm đồng nghĩa khả năng miễn dịch của mèo yếu đi, khiến cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và các bệnh lý khác.
Khi mèo tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu, nước bọt, phân của mèo bệnh hoặc các vật dụng bị nhiễm virus như: chuồng trại, đồ chơi, bát ăn uống,... thì chúng dễ dàng bị lây nhiễm Parvovirus. Các triệu chứng của bệnh bao gồm: nôn mửa, tiêu chảy ra máu, sốt cao, bỏ ăn, mệt mỏi. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, mèo có thể tử vong do bị mất nước nghiêm trọng hoặc nhiễm trùng thứ phát.
Mèo bị giảm bạch cầu thường có dấu hiệu mệt mỏi
2. Dấu hiệu bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì?
Bệnh giảm bạch cầu khiến mèo có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Các dấu hiệu bệnh giảm bạch cầu ở mèo rất đa dạng, ảnh hưởng hệ tiêu hóa, thần kinh và các cơ quan trong cơ thể mèo. Sau đây là một số biểu hiện bệnh giảm bạch cầu ở mèo:
2.1 Các triệu chứng chung của bệnh giảm bạch cầu
Dấu hiệu đầu tiên và rõ ràng nhất của bệnh giảm bạch cầu ở mèo là sốt cao. Thân nhiệt của mèo tăng đột ngột, người nuôi có thể sờ vào tai hoặc vùng bụng của mèo để nhận biết triệu chứng. Bên cạnh đó, mèo trở nên mệt mỏi, mất năng lượng và lờ đờ, chúng thường ngủ nhiều hơn và giảm hứng thú với các hoạt động hàng ngày.
Ngoài ra, một triệu chứng chung khác là chán ăn, mèo thường không ăn hoặc ăn rất ít khiến cơ thể suy nhược nghiêm trọng. Chủ nuôi nên chú ý dấu hiệu này, hệ miễn dịch của mèo sẽ yếu đi nhanh chóng nếu chúng không ăn uống đầy đủ, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng thứ phát. Nếu phát hiện mèo chán ăn kéo dài, bạn nên đưa chúng đến cơ sở thú y để kiểm tra.
Sốt cao là dấu hiệu chung của bệnh giảm bạch cầu ở mèo
2.2 Các triệu chứng về rối loạn tiêu hóa
Mèo bị nhiễm bệnh có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa nặng, chúng thường nôn mửa, không chỉ nôn thức ăn mà mèo có thể nôn ra dịch xanh hoặc vàng từ dạ dày. Việc nôn mửa liên tục khiến khả năng hấp thụ dinh dưỡng suy giảm, gây mất nước và làm mèo yếu đi nhanh chóng.
Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở mèo bị bệnh giảm bạch cầu là nôn mửa
Một triệu chứng của rối loạn tiêu hóa cần chú ý là tiêu chảy, mèo thường đi phân lỏng, màu xanh hoặc màu vàng, có thể lẫn máu. Tiêu chảy khiến mèo mất nước nghiêm trọng, làm cho cơ thể cạn kiệt và khiến các biến chứng khác dễ dàng phát triển. Người nuôi nên quan sát các triệu chứng về rối loạn tiêu hóa ở mèo để kịp thời đưa chúng đến bác sĩ thú y.
2.3 Các triệu chứng thần kinh
Đây là triệu chứng ít phổ biến nhưng có thể xảy ra ở mèo bị giảm bạch cầu. Khi virus ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, chúng khiến mèo khó khăn trong việc điều khiển các cơ và phản xạ. Một trong những biểu hiện của triệu chứng thần kinh là mèo mất cân bằng, việc di chuyển trở nên khó nhọc, chúng dễ té, đi loạng choạng và có cử động bất thường.
Mèo có dấu hiệu thần kinh khi bị bệnh giảm bạch cầu thường đi đứng không vững
Ngoài ra, mèo trở nên dễ kích động với mọi thứ xung quanh, chúng hoảng loạn, lo âu thậm chí rất hung dữ. Dấu hiệu này cho thấy tình trạng bệnh của mèo đang trở nên nghiêm trọng hơn. Khi người nuôi nhận thấy sự bất thường trong hành vi và tính cách của mèo, nên lập tức đưa chúng đến thú y để được kiểm tra.
2.4 Các triệu chứng khác của bệnh giảm bạch cầu
Một biểu hiện bệnh giảm bạch cầu ở mèo là tình trạng mất nước, chúng có thể bị khô miệng, mắt lõm vào và da mất đàn hồi. Bạn có thể kiểm tra độ đàn hồi của da bằng cách kéo nhẹ da ở gáy mèo, nếu da không nhanh chóng trở lại vị trí ban đầu, đó là dấu hiệu của mèo bị mất nước.
Một triệu chứng khác là mèo sụt cân nhanh chóng trong thời gian ngắn. Chúng có thể bị các vấn đề về tiêu hóa khiến cơ thể không hấp thụ được các chất dinh dưỡng hoặc việc bỏ ăn khiến cân nặng giảm nghiêm trọng. Ngoài ra, mèo uể oải, thiếu sức sống, lông xơ xác không còn mượt mà như trước. Đây là những triệu chứng bất thường mà người nuôi nên chú ý.
>> Xem thêm: Các giai đoạn bệnh giảm bạch cầu ở mèo mà Sen cần biết
Khô da là dấu hiệu mất nước của mèo bị bệnh giảm bạch cầu
3. Bệnh giảm bạch cầu ở mèo ủ bệnh bao lâu?
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có thời gian ủ bệnh từ vài ngày đến vài tuần, phụ thuộc vào mức độ nhiễm và sức khỏe của mèo. Khi mèo bắt đầu nhiễm virus Parvovirus, trung bình thời gian ủ bệnh từ 2 đến 10 ngày. Trong giai đoạn này, dù không có bất kỳ triệu chứng nào rõ ràng, nhưng virus đã xâm nhập và tấn công các tế bào bạch cầu trong cơ thể mèo
Thời gian ủ bệnh là giai đoạn khiến virus nhân lên nhanh chóng tại các tế bào, trong xương tủy và niêm mạc ruột, khiến hệ miễn dịch bắt đầu bị tổn thương. Mặc dù không có biểu hiện cụ thể, nhưng chủ nuôi nên chú ý theo dõi khi phát hiện mèo đã tiếp xúc với mầm bệnh hoặc có những dấu hiệu lạ.
Kết thúc thời gian ủ bệnh, các triệu chứng bệnh giảm bạch cầu ở mèo sẽ xuất hiện nhanh chóng như: sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy, chán ăn, mất năng lượng và ít vận động. Người nuôi nên nhận biết sớm các dấu hiệu để đưa mèo đến thú y kịp lúc, nhằm giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm do giảm bạch cầu gây ra đối với sức khỏe mèo.
Trong giai đoạn ủ bệnh giảm bạch cầu, mèo không có dấu hiệu rõ ràng
4. Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có chữa được không?
Nếu không được can thiệp y tế đúng lúc, tỷ lệ tử vong của mèo bị giảm bạch cầu lên đến 90%. Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót của mèo có thể cải thiện đáng kể nếu người nuôi nhận biết mèo có các triệu chứng như sốt cao, chán ăn, tiêu chảy, nôn mửa,... và đưa chúng đi trị bệnh kịp lúc. Mèo con, mèo già và mèo có sức khỏe yếu là đối tượng có nguy cơ tử vong cao nên việc trị liệu cần được thực hiện sớm. Việc phát hiện các dấu hiệu bệnh giảm bạch cầu ở mèo là chìa khóa giúp tăng khả năng hồi phục sức khỏe cho pet.
Bên cạnh việc chú ý quan sát các dấu hiệu bệnh và đưa mèo đến bác sĩ thú y, chủ nuôi nên thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe vật nuôi như tiêm phòng đầy đủ, đảm bảo môi trường sống và dụng cụ ăn uống sạch sẽ, chế độ dinh dưỡng phù hợp, từ đó tăng khả năng miễn dịch để mèo chống lại bệnh tật.
Ngoài ra thì bạn cũng có thể cân nhắc lựa chọn lồng sấy lông chó mèo của Petkit, sản phẩm không chỉ có tác dụng sấy khô lông cho các Boss một cách nhẹ nhàng, thoải mái mà còn có tính năng khử khuẩn. Tính năng này sẽ giúp bạn diệt khuẩn cho những dụng cụ ăn uống, vui cho của các Boss.
>>> Xem thêm: Chi phí chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo là bao nhiêu?
Lồng sấy lông chó mèo PETKIT AirSalon Max Pro |
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu giúp mèo bị bệnh giảm bạch cầu tăng tỷ lệ sống sót
Việc phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh giảm bạch cầu ở mèo là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe thú cưng. Người nuôi nên chú ý các triệu chứng ở mèo như: tiêu chảy, nôn mửa, sốt cao, bỏ ăn, mệt mỏi và các dấu hiệu thần kinh để kịp thời đưa “boss” đến thú y điều trị. Chăm sóc y tế đúng lúc sẽ giúp mèo giảm nguy cơ tử vong và tăng khả năng hồi phục sức khỏe.
>> Xem thêm: Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có lây không, lây qua đường nào?
>> Xem thêm: Cách phòng bệnh giảm bạch cầu ở mèo hiệu quả nhấ
>> Xem thêm: Mèo đi vệ sinh mấy lần 1 ngày là bình thường?
>> Xem thêm: Tắm cho mèo bằng xà phòng Lifebuoy được không