Chi phí chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo là bao nhiêu?
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là bệnh truyền nhiễm, thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng ở mèo con, có nguy cơ gây tử vong cao nếu không được điều trị sớm và chăm sóc đúng cách. Vậy chi phí chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo là bao nhiêu? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chi phí chữa bệnh? Bài viết sau sẽ giải đáp những vấn đề trên, mời bạn đọc theo dõi.
1. Hiểu về bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì?
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là bệnh do virus giảm bạch cầu (parvovirus - FPV) gây ra, dễ lây lan, có nguy cơ gây tử vong cao đến 90%. Bệnh gây ảnh hưởng nặng nề nhất ở mèo con. Bệnh này thường phát triển nhanh chóng, tấn công các tế bào khỏe mạnh trong hạch bạch huyết, tủy xương, ruột và bào thai.
Nguyên nhân gây bệnh giảm bạch cầu ở mèo chủ yếu do tiếp xúc với phân, nước tiểu và dịch mũi của mèo bệnh. Bên cạnh đó, tiếp xúc bọ chét từ mèo bị nhiễm bệnh cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Mèo mẹ mang thai bị nhiễm bệnh bệnh giảm bạch cầu cũng có thể truyền virus cho mèo con trong bụng.
Hình minh họa virus giảm bạch cầu (parvovirus - FPV)
Các trường hợp giảm bạch cầu ở mèo thường không có dấu hiệu rõ ràng. Mèo bị bệnh thường là mèo dưới 1 tháng tuổi, bao gồm những biểu hiện sau:
-
Tiêu chảy.
-
Nôn mửa.
-
Sốt.
-
Trầm cảm, thờ ơ.
-
Ăn không ngon.
-
Mất nước (có thể xuất hiện dưới dạng mắt trũng hoặc nướu khô).
-
Đau bụng.
May mắn thay, hiện các loại vắc xin hiệu quả cao đã có mặt trên thị trường, giúp bảo vệ mèo khỏi tình trạng giảm bạch cầu cũng như các biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, khi xuất hiện các dấu hiệu trên, bạn nên đưa mèo đến thú y càng sớm càng tốt, nhờ đó tiết kiệm chi phí chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo.
2. Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có chữa khỏi được không?
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có chữa được không? Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Có tới hơn 90% mèo con không hồi phục khi phát hiện trễ và chăm sóc không đúng cách. Tỷ lệ sống sót khi mắc bệnh giảm bạch cầu ở mèo con rất thấp.
Nếu mèo sống ít nhất 5 ngày khi được chăm sóc hỗ trợ và điều trị triệu chứng, cơ hội sống sẽ được nâng lên. Sau khi khỏi bệnh, mèo đã có khả năng miễn dịch với bệnh giảm bạch cầu. Tuy nhiên, bạn cần cách ly mèo vừa khỏi bệnh vì virus vẫn còn trong phân và nước tiểu trong tối đa 7 ngày.
Thông thường, không có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh giảm bạch cầu ở mèo. Vì vậy, việc chăm sóc thường tập trung vào việc bổ sung chất lỏng, chất dinh dưỡng và các nhu cầu thiết yếu khác cho đến khi sức khỏe được cải thiện.
Tóm lại, điều bạn nên làm khi mèo có những triệu chứng là cách ly và đến gặp bác sĩ để mèo được khám và điều trị. Nhờ đó tiết kiệm không ít chi phí chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo và “bé” mèo được khỏe mạnh trở lại.
>> Xem thêm: Mèo bị giảm bạch cầu nên ăn gì?
3. Chi phí chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo là bao nhiêu?
Chi phí chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: tuổi tác và tình trạng sức khỏe, mức độ nghiêm trọng của bệnh và thời gian nhận sự chăm sóc ở thú y. Cụ thể:
3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí chữa bệnh FPV
3.1.1 Mức độ nghiêm trọng của bệnh
Tiêu chí này là một trong những yếu tố quyết định chi phí chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo. Mèo bệnh nặng có nguy cơ bị mất nước và sốc, đe dọa tính mạng, cần được chăm sóc và theo dõi đặc biệt càng sớm càng tốt. Vì thế mà chi phí sẽ cao hơn.
3.1.2 Phương pháp điều trị
Tiêu chí tiếp theo ảnh hưởng đến chi phí chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo là phương pháp điều trị hay cách chăm sóc bổ trợ. Các phương pháp như: liệu pháp truyền dịch qua đường tĩnh mạch; hỗ trợ dinh dưỡng; thuốc giảm đau, thuốc chống nôn hoặc thuốc kháng sinh với mèo bị nhiễm vi khuẩn do ức chế miễn dịch. Mèo bị thiếu máu hoặc mất protein cũng cần được truyền máu.
3.1.3 Hình thức điều trị (nội trú hay tại nhà)
Từ tiêu chí trên, một số phương pháp cần được thực hiện tại các cơ sở thú y, có đội ngũ bác sĩ thú y chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản. Nhờ đó, mèo của bạn nhanh khỏi bệnh, hạn chế biến chứng. Tuy nhiên, mức chi phí chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo cũng cao hơn so với khi chữa tại nhà.
3.1.4 Thời gian điều trị
Bác sĩ thú y sẽ dựa vào các dấu hiệu ở mèo, tình trạng tiêm vắc-xin và xác định mèo của bạn có tiếp xúc với mèo khác hay không (đặc biệt là mèo chưa được tiêm phòng). Thông thường, xét nghiệm máu được thực hiện để đo lượng tế bào bạch cầu. Các xét nghiệm khác có thể được khuyến nghị để xác định virus.
Do đó, thời gian chẩn đoán và điều trị của mỗi trường hợp là khác nhau, ảnh hưởng đến nhiều đến chi phí chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo.
3.1.5 Cơ sở điều trị
Bên cạnh các yếu tố trên, chất lượng của cơ sở điều trị cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo. Các cơ sở có máy móc hiện đại, bác sĩ thú y nhiều kinh nghiệm thường có chi phí chữa bệnh cao hơn các cơ sở khác.
Mèo bị bệnh giảm bạch cầu cần rất nhiều thời gian để điều trị
3.2 Một số ước tính chi phí điều trị
Chi phí chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo thường dao động từ 1 triệu đến 2 triệu đồng. Chi phí điều trị bằng thuốc chống nấm hoặc kháng sinh dao động từ 2 triệu đến 5 triệu đồng. Mức chi phí điều trị thường bao gồm:
-
Khám lâm sàng: bao gồm kiểm tra tai mắt, mũi, họng, đo cân nặng, đo nhiệt độ, đo huyết áp…
-
Phí xét nghiệm: xét nghiệm máu và các loại xét nghiệm khác để xác định virus.
-
Thuốc điều trị: truyền dịch qua đường tĩnh mạch, thuốc giảm đau, thuốc chống nôn, thuốc kháng sinh…
-
Chi phí thức ăn và công chăm sóc.
Nói chung, mèo được chăm sóc càng sớm thì cơ hội chữa khỏi càng cao, chi phí chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo càng thấp.
Cát mèo phát hiện máu Petkit Occult Blood Test Mixed Cat Littert mè |
4. Cách phòng bệnh giảm bạch cầu cho mèo
Thay vì tốn nhiều chi phí chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo, bạn nên chủ động phòng bệnh cho mèo bằng cách phương pháp sau:
Vắc xin FPV là vắc xin kết hợp (FVRCP), chống lại bệnh giảm bạch cầu cũng như 2 loại virus phổ biến khác (herpesvirus và calicivirus). Loại vắc xin này được khuyên dùng cho tất cả chủng mèo, kể cả mèo thường không ra ngoài trời hoặc hay tiếp xúc với mèo khác.
Hình minh họa vắc xin FPV
Ngoài việc tiêm phòng, những biện pháp sau giúp bảo vệ mèo với bệnh giảm bạch cầu và các tác nhân lây nhiễm khác:
-
Giữ mèo bị bệnh tránh xa mèo khỏe mạnh và khử trùng các bề mặt có thể bị nhiễm FPV bằng thuốc tẩy gia dụng pha loãng 1:32 (1/2 cốc thuốc tẩy trong 3.785 lít nước) trong ít nhất 10 phút.
-
Không nên thả rông mèo: Hạn chế được tình trạng lây nhiễm từ mèo hoang, mèo bị bệnh hoặc mèo đi đến nơi ô nhiễm.
-
Rửa hoặc vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với những mèo khác.
-
Tránh dùng chung đồ chơi, bát đựng thức ăn và các vật dụng khác giữa mèo của bạn với mèo không rõ tình trạng sức khỏe hoặc chưa tiêm chủng.
-
Tiêm phòng đầy đủ: Việc tiêm phòng giúp cho mèo tăng hệ miễn dịch, phòng chống nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, các “sen” nên đưa mèo đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sức khỏe của mèo tốt hơn
-
Dọn dẹp và khử khuẩn nơi vệ sinh của mèo thường xuyên: Bạn có thể tham khảo sản phẩm máy dọn phân mèo tân tiến có tính năng dọn dẹp và khử mùi tự động.
-
Giữ vệ sinh nguồn nước: Đảm bảo nước được lọc sạch để phòng tránh virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể mèo. Sử dụng các dòng máy lọc nước cho chó mèo, giúp bạn lọc sạch và diệt khuẩn hiệu quả đến 99,9%, mang đến nguồn nước sạch cho “boss”.
-
Cung cấp chế độ dinh dưỡng: Tìm hiểu về sản phẩm máy cho thú cưng ăn của PETKIT có tính năng cho ăn tự động và có thể điều khiển từ xa. Bạn có thể an tâm khi vắng nhà mà vẫn cho thú cưng ăn đầy đủ và đúng giờ. Điều này giúp các bé tăng cường đề kháng, chống lại bệnh tật.
Máy dọn phân mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI | |
Máy dọn phân mèo Petkit Pura Max 2 2025 - Petkit Pura Max | |
Máy ăn PETKIT Gemini YumShare Dual-Hopper có camera - 2 ngăn |
Bài viết đã giải đáp các mức chi phí chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị. PETKIT Việt Nam Hy vọng đã giúp các “ sen” có được nhiều thông tin bổ ích về cách phòng ngừa hiệu quả loại bệnh này.
>> Xem thêm: Mèo bị giảm bạch cầu có bị lại không?
>> Xem thêm: Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có lây không, lây qua đường nào?
>> Xem thêm: Bệnh FIP ở mèo sống được bao lâu?
>> Xem thêm: Nguyên nhân mèo bị tắc búi lông cùng những dấu hiệu và cách điều trị