Cách phòng bệnh giảm bạch cầu ở mèo hiệu quả nhất
Bệnh viêm đường ruột truyền nhiễm do vi rút giảm bạch cầu (FPV) ở mèo xuất phát từ sự giảm bạch cầu do loại vi rút này gây ra. Bệnh có nguy cơ tử vong rất cao nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy, mỗi sen nên biết cách phòng bệnh giảm bạch cầu ở mèo để bảo vệ sức khỏe “boss" yêu tốt nhất.
1. Nguyên nhân khiến mèo bị giảm bạch cầu?
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo do virus FPV gây ra. Loại vi rút này có khả năng tồn tại trong môi trường không khí trong thời gian dài và kháng được nhiều chất khử trùng. Đây là mối đe dọa cực kỳ nguy hiểm, dẫn đến tử vong, đặc biệt là các bé mèo con chưa tiêm phòng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh giảm bạch cầu ở mèo, điển hình gồm:
-
Tiếp xúc với các mèo bị nhiễm bệnh: Khi mèo của bạn tiếp xúc với mèo hay chó đã mắc bệnh, có các triệu chứng bị nhiễm bệnh rõ ràng, nguy cơ lây nhiễm và phát triển bệnh giảm bạch cầu tăng cao.
-
Tiếp xúc với chất thải chứa vi rút gây bệnh: Việc tiếp xúc với chất thải chứa mầm bệnh cực kỳ nguy hiểm. Chất thải từ phân hay nước tiểu của mèo bị bệnh, hay thức ăn thừa chứa vi rút bị bệnh đều là nguồn lây bệnh.
-
Khi mèo mẹ đang mang thai mà bị bệnh giảm bạch cầu, vẫn có khả năng lây bệnh sang con của mình. Bệnh này kiềm hãm và ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Mèo con sinh ra trong tình trạng Suy sản tiểu não, khiến một phần não của mèo không thể phát triển và hoạt động bình thường.
2. Cách phòng bệnh giảm bạch cầu ở mèo hiệu quả
“Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”, để tạo môi trường sống an toàn cho boss, bạn cần nắm rõ cách phòng bệnh giảm bạch cầu ở mèo. Phòng bệnh ngay cả khi mèo còn nhỏ, giúp ngăn chặn nguy cơ hình thành và phát triển của bệnh này. Dưới đây là một số cách phòng bệnh giảm bạch cầu ở mèo mà bạn có thể áp dụng:
2.1 Tiêm phòng cho mèo
Khi bé còn nhỏ, hệ miễn dịch của mèo còn rất yếu, nên đưa bé đi tiêm phòng đầy đủ, đúng hạn và đúng kỳ. Theo khuyến nghị, khoảng thời gian tốt nhất để tiêm phòng ngừa bệnh giảm bạch cầu là từ 6 - 8 tuần tuổi. Điều này giúp tạo cho bé vành đai bảo vệ và sức đề kháng mạnh mẽ khỏi các bệnh nguy hiểm.
2.2 Vệ sinh môi trường sống cho mèo
Thường xuyên vệ sinh môi trường khu vực mèo ở rất quan trọng để phòng bệnh giảm bạch cầu ở mèo. Một số biện pháp bạn có thể áp dụng thực hiện:
2.2.1 Vệ sinh hằng ngày
Lau chùi sạch sẽ các vật dụng đồ chơi, nơi ngủ và chỗ ăn như bát đĩa, khay thức ăn của mèo để loại bỏ vi rút lây bệnh. Hạn chế cho mèo tiếp xúc với chất thải hay bụi bẩn để bảo vệ sức khoẻ mèo cưng.
Để tăng hiệu quả trong việc giữ vệ sinh cho những vật dụng của các bé thì lồng sấy lông chó mèo của Petkit là sự lựa chọn phù hợp cho bạn. Sản phẩm không chỉ có tác dụng trong việc sấy khô lông mà không làm cho các bé sợ so với máy sấy, mà máy còn có tác dụng khử khuẩn các vật dụng bằng Ozone, đảm bảo vệ sinh cho các vật dụng ăn uống, giải trí.
Lồng sấy lông chó mèo PETKIT AirSalon Max Pro |
2.2.2 Thay cát mèo vệ sinh định kỳ
Trong phân mèo có chứa nhiều mầm bệnh, thay cát định kỳ và đúng cách để ngăn sự phát triển của những loại vi khuẩn gây bệnh. Để đảm bảo khả năng vệ sinh và tiết kiệm thời gian, bạn có thể sử dụng máy dọn phân mèo của Petkit với chức năng tự động dọn phân. Máy còn tích hợp cả tính năng diệt vi khuẩn và khử mùi hôi giữ cho không gian luôn thơm tho, sạch sẽ.
Máy dọn phân mèo Petkit Pura Max 2 2025 | |
Máy dọn phân mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI |
2.2.3 Vệ sinh chỗ ngủ, chỗ ăn
Định kỳ 1 tuần, hãy giặt sạch chăn, ga, nệm cho mèo 1 lần đảm bảo chỗ ở của mèo luôn sạch sẽ và tươi mới. Lau chùi và vệ sinh khu vực chỗ ăn, uống của mèo hàng ngày, ngăn ngừa các vi khuẩn tấn công và bảo vệ sức khỏe mèo.
2.3 Cho mèo ăn chín, uống sạch
Nuôi mèo không chỉ mang đến niềm vui mà còn là trách nhiệm bảo vệ và chăm sóc. Để “hoàng thượng” luôn khoẻ mạnh và duy trì sự phát triển toàn diện, việc xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng và khoa học là cần thiết. Dưới đây là một số lưu ý hữu ích dành cho bạn trong việc cho ăn và uống của các bé.
2.3.1 Đối với mèo con
Bổ sung sữa mẹ hoặc sữa riêng pha cho mèo, tăng đề kháng miễn dịch và bồi bổ dưỡng chất đối với mèo sơ sinh hoặc mèo con dưới 8 tuần tuổi.
>>> Xem thêm: Sữa cho mèo con: Chọn loại nào tốt nhất?
2.3.2 Những loại thực phẩm dành cho mèo trưởng thành
Cung cấp nguồn Protein dưỡng chất cho mèo, có trong các loại thịt như thịt gà, thịt bò hay thịt cá, nội tạng như gan, tim heo vào khẩu phần ăn của mèo. Ngoài ra, xay nhuyễn và nấu chín pate trước khi cho, đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hoá của mèo.
Bổ sung thêm vitamin C, có trong nhiều loại trái cây như cà rốt, dâu tây, dưa hấu,... Tất cả giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ toàn diện sức khoẻ của mèo.
2.3.3 Cho mèo uống nước sạch
Khuyến khích mèo uống nước và cho mèo uống nước sạch. Để giúp các bé thích thú với việc uống nước thì bạn có thể cân nhắc lựa chọn máy lọc nước cho chó mèo của hãng Petkit, vì máy lọc nước của Petkit được thiết kế với dòng chảy khiến mèo thu hút hơn, từ đó giúp bé uống nhiều nước hơn.
Máy lọc nước PETKIT Eversweet Solo 2 - Bơm không dây |
2.3.4 Những loại thực phẩm không nên ăn
Tránh cho mèo ăn thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng, dễ gây kích ứng cho dạ dày và khó tiêu hóa. Điều này còn có thể làm rối loạn và mất cân bằng trao đổi chất, dẫn đến làm giảm hệ miễn dịch ở mèo.
Các loại hạt cứng liệt vào danh sách những loại thực phẩm không tốt cho mèo. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ngâm nước hay sữa hâm nóng cho hạt mềm trước khi cho bé dễ ăn hơn.
Loại bỏ những thức ăn độc hại như nho, socola, cafe, hành tây. Vì cơ thể mèo không thể nào hấp thụ, gây ngộ độc ở mèo.
>> Xem thêm: Mèo bị giảm bạch cầu nên ăn gì và không nên ăn gì?
2.4 Không tiếp xúc với mèo lạ
Một trong những cách phòng bệnh giảm bạch cầu ở mèo là ngăn chặn sự lây lan của virus FPV. Việc cách ly nghiêm ngặt với những con mèo khác có triệu chứng bị bệnh là rất cần thiết. Bởi mặc dù đã khỏi bệnh, nhưng virus vẫn có thể tồn tại trong chất thải và nước tiểu trong khoảng thời gian tối đa 6 tuần.
Những nguyên nhân dẫn đến bệnh giảm bạch cầu ở mèo
2.5 Khám sức khỏe định kỳ cho mèo
Những điều “sen” cần biết để phòng bệnh giảm bạch cầu ở mèo thông qua việc đi khám sức khỏe định kỳ. Đưa mèo đến trung tâm thú y kiểm tra sức khỏe tổng quát, tiêm phòng, thực hiện xét nghiệm cần thiết để phát hiện sớm bất kỳ các vấn đề nào về sức khỏe.
3. Mèo bị bệnh giảm bạch cầu có nguy hiểm không?
Khả năng tử vong do bệnh viêm đường ruột truyền nhiễm rất, cao lên đến 50 - 90% nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách. Nguy hiểm hơn, bệnh giảm bạch cầu không thể nhận biết được khi ở giai đoạn đầu.
3.1 Thời gian ủ bệnh giảm bạch cầu
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo ủ bệnh bao lâu? Thời gian ủ bệnh từ 2 - 10 ngày, mèo bắt đầu xuất hiện các triệu chứng rõ ràng của bệnh giảm bạch cầu như nôn mửa hay tiêu chảy. Vi rút này cực kỳ nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng lớp viêm thành mạc dạ dày, di chuyển cùng máu đến các tủy xương và tuyến bạch huyết. Khả năng sinh sôi và nhân đôi số lượng tăng lên nhanh chóng, dẫn đến số lượng bạch cầu giảm đáng kể.
>> Xem thêm: Các giai đoạn bệnh giảm bạch cầu ở mèo
3.2 Triệu chứng bệnh
Các triệu chứng thường thấy như mèo bị sốt cao, mất sự thèm ăn, buồn chán. Trong một số trường hợp, mèo chưa được tiêm phòng có thể tử vong khi bị nhiễm bệnh.
Mèo có thể tử vong nếu không chữa trị kịp thời
4. Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có chữa được không?
Không có một phương pháp chữa trị cụ thể nào đảm bảo rằng bé mèo nhiễm bệnh sẽ được chữa khỏi 100%. Việc điều trị bệnh giảm bạch cầu ở mèo có thể rất tốn kém, do đó, bạn cần phải thảo luận với bác sĩ thú ý để đưa ra phương án chữa trị tốt nhất. Phác đồ điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mèo cũng như ngân sách tài chính của bạn.
Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra một số phương án hợp lý cho cả thú cưng và cả bạn. Đồng thời, có giải pháp chăm sóc và cách ly kỹ lưỡng khi mèo bắt đầu có những triệu chứng của bệnh.
4.1 Đối với mèo con
Mèo con vẫn nhận được khả năng miễn dịch tạm thời thông qua việc được truyền kháng thể qua sữa mẹ. Đây được gọi là nguồn “miễn dịch thụ động”, giúp mèo con bảo vệ chống lại bệnh truyền nhiễm. Tùy vào mức độ kháng thể mà thời gian bảo vệ có thể kéo dài lâu hoặc nhanh.
Điều trị khi mèo bị bệnh giảm bạch cầu rất khó khăn
4.2 Đối với mèo già
Việc chăm sóc là rất quan trọng vì bệnh viêm đường ruột truyền nhiễm gây mất nước và khó khăn trong ăn uống, tăng nguy cơ mèo tử vong. Bạn cần chăm sóc, cho ăn đủ chất và uống đủ nước. Sử dụng ống thông để dẫn thức ăn hoặc nước uống vào dạ dày nếu mèo không thể tự ăn được. Ghi chép lại tình trạng của mèo khi gặp bất cứ trường hợp nào có thể liên hệ với bác sĩ thú ý để được chỉ dẫn tận tình.
Các “sen” cần nắm cách phòng bệnh giảm bạch cầu ở mèo để bảo vệ sức khỏe và đảm bảo sự phát triển thuận lợi cho thú cưng yêu quý của bạn. Chế độ dinh dưỡng cân đối, tiêm phòng đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ và duy trì môi trường sống an toàn giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ở mèo. Tình yêu và sự quan tâm hằng ngày của bạn cũng đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho mèo cưng của bạn. Theo dõi PETKIT by HeLiCorp để biết thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc pet yêu nhé!.
>> Xem thêm: Chi phí chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo là bao nhiêu?
>> Xem thêm: Mèo bị giảm bạch cầu có bị lại không?
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách xử lý cát mèo chi tiết từ A đến Z