PETKIT Việt Nam by HeLiCorp

Điểm danh 6 dấu hiệu mèo bị kiết lỵ cần chú ý

Thứ Tư, 20/11/2024
NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Điểm danh 6 dấu hiệu mèo bị kiết lỵ cần chú ý

Nếu "boss" nhà bạn đang gặp phải tình trạng tiêu chảy kéo dài và liên tục trong nhiều ngày, có thể bé đang mắc phải chứng kiết lỵ. Việc nhận diện sớm các dấu hiệu mèo bị kiết lỵ là vô cùng quan trọng, giúp bạn can thiệp kịp thời để bảo vệ sức khỏe cho thú cưng. Dưới đây là những triệu chứng mèo bị kiết và cách phòng ngừa hiệu quả mà PETKIT by Helicorp muốn chia sẻ, giúp bạn chăm sóc các  “hoàng thượng” một cách tốt nhất. 

1. Các dấu hiệu mèo bị kiết lỵ 

Tình trạng mèo bị đi kiết thường xuất phát từ việc viêm nhiễm trực tràng và đại tràng do các vi khuẩn như E. coli, Salmonella, Campylobacter... hoặc do ký sinh trùng xâm nhập, thường là các loại giun trong, sán lá gan, sán dây,... gây ra. Ngoài ra, bệnh kiết lỵ cũng thường xuất hiện ở những bé mèo có cơ địa dễ dị ứng với thức ăn, đặc biệt là các thành phần trong thực phẩm như protein, đường lactose,...

Dưới đây là một số dấu hiệu mèo bị kiết lỵ điển hình mà bạn không nên bỏ qua:

1.1 Tiêu chảy

Tiêu chảy là dấu hiệu phổ biến nhất ở những bé mèo bị kiết lỵ, trong đó phân có thể thay đổi liên tục, từ dạng rắn sang lỏng, hoặc thậm chí kết hợp cả hai. Mèo sẽ có nhu cầu đi vệ sinh nhiều hơn, không chỉ trong khay cát mà còn có thể đi ra những khu vực khác trong nhà. Đặc biệt, mặc dù số lần đi tiêu tăng lên, nhưng mỗi lần đi phân lại khá ít.

Khi quan sát phân, bạn thường sẽ thấy rõ các đặc điểm như:

  • Phân có thể lẫn chất nhờn, đây là dấu hiệu của viêm ruột khiến quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể trở nên kém hiệu quả.

  • Có thể xuất hiện các tia máu trong phân

  • Phân thường có mùi chua, tanh, khác hẳn so với mùi phân bình thường.

  • Một số trường hợp có thể xuất hiện giun sán trong phân

Tiêu chảy - dấu hiệu mèo bị kiết lỵ phổ biến nhất

Mèo bị kiết lỵ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời ngay từ giai đoạn đầu, dễ chuyển biến sang tình trạng nguy hiểm. Do đó, việc nhận biết những thay đổi nhỏ trong hành vi đi vệ sinh của mèo là rất quan trọng để có thể can thiệp sớm. Để giúp bạn dễ dàng theo dõi tình trạng của mèo, một giải pháp hữu ích là sử dụng các thiết bị dọn phân tự động như PETKIT Purobot Ultra có Camera AI hoặc PETKIT Pura Max:

  • Nhanh chóng - dễ dàng theo dõi tần suất đi vệ sinh, tình trạng sức khỏe của mèo qua hình dạng, màu sắc phân với ứng dụng PETKIT được kết nối trực tiếp điện thoại

  • Máy tích hợp cảm biến thông minh giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mèo trong suốt quá trình sử dụng, tránh nguy cơ xảy ra sự cố.

  • Công nghệ khử mùi tiên tiến giúp loại bỏ mùi hôi khó chịu, ngay cả khi bạn không thể dọn dẹp khay vệ sinh thường xuyên.

Máy dọn phân mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI Máy dọn phân mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI
Máy dọn phân mèo PETKIT PUROBOT MAX PRO có Camera AI Máy dọn phân mèo PETKIT PUROBOT MAX PRO có Camera AI

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp sử dụng cùng cát phát hiện máu PETKIT Occult Blood Test Mixed Cat Litter - một dòng cát chất lượng cao có khả năng chuyển đổi màu sắc khi gặp máu. Khi kết hợp với máy dọn phân PETKIT, việc nhận diện các dấu hiệu mèo bị kiết lỵ hoặc bệnh lý về đường tiết niệu sẽ trở nên dễ dàng và chính xác hơn bao giờ hết.

Cát phát hiện máu Petkit Occult Blood Test Mixed Cat Litter Cát phát hiện máu Petkit Occult Blood Test Mixed Cat Litter

1.2 Mất nước

Việc mèo đi tiểu nhiều lần với phân lỏng hoặc sệt dẫn đến lượng nước trong cơ thể bị mất đi đáng kể. Khi cơ thể thiếu nước và mất cân bằng điện giải, khả năng miễn dịch của mèo sẽ suy giảm, khiến tình trạng kiết lỵ trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời, mất nước còn gây biến chứng hình thành nên các bệnh lý liên quan khác.

1.3 Nôn mửa

Vi khuẩn và ký sinh trùng xâm nhập vào hệ tiêu hóa có thể gây kích ứng niêm mạc ruột và dạ dày, khiến mèo cảm thấy đau bụng. Khi ruột bị kích thích, tình trạng co thắt ruột có thể xảy ra, đẩy thức ăn và dịch vị ngược trở lại thực quản, gây ra nôn mửa.

1.4 Chán ăn, bỏ bữa

Tiêu chảy kéo dài khiến cơ thể mèo mất đi nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, làm giảm khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Điều này dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, khiến mèo trở nên suy yếu, mệt mỏi. Khi không có đủ năng lượng để hoạt động, mèo có thể trở nên lười ăn, thậm chí bỏ ăn hoàn toàn.

Kiết lỵ, tiêu chảy khiến cho mèo chán ăn, bỏ bữa

1.5 Sốt

Khi niêm mạc đường ruột của mèo bị sưng viêm do tác động của độc tố từ vi khuẩn và ký sinh trùng, phản ứng viêm này sẽ làm cơ thể mèo tăng nhiệt, gây ra sốt.

1.6 Đau bụng

Chứng viêm nhiễm khiến niêm mạc ruột bị tổn thương, gây kích ứng vùng bụng của mèo. Đồng thời, để đẩy chất thải ra ngoài, ruột sẽ co bóp mạnh mẽ, dẫn đến tình trạng đau bụng dữ dội, khiến mèo cảm thấy khó chịu và mệt mỏi.

2. Mèo bị kiết lỵ bao lâu thì khỏi?

Thời gian hồi phục ở những bé bị kiết lỵ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm nguyên nhân gây bệnh, mức độ nghiêm trọng của tình trạng, và sức khỏe tổng thể của "boss" cưng…

Thông thường, mèo bị kiết lỵ sẽ mất khoảng 5-7 ngày điều trị để cơ thể hồi phục và trở lại trạng thái khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt như phát hiện muộn hoặc khi bệnh có biến chứng, thời gian hồi phục có thể kéo dài hơn, thậm chí lên đến vài tuần. 

Vì vậy, việc phát hiện sớm và nhanh chóng đưa mèo đến cơ sở thú y để điều trị là rất quan trọng, giúp "boss" cưng nhanh chóng hồi phục và tránh các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng sau này.

3. Cách chữa bệnh kiết lỵ ở mèo hiệu quả tại nhà 

Mục tiêu điều trị bệnh kiết lỵ ở mèo là giảm đau và khó chịu, đồng thời phục hồi chức năng ruột. Phương pháp điều trị sẽ được lựa chọn dựa trên nguyên nhân gây viêm, cũng như tần suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Dưới đây là một vài cách chữa bệnh kiết lỵ ở mèo hiệu quả các “sen” có thể tham khảo:

3.1 Bù nước

Việc bù nước là một trong những bước quan trọng nhất khi chăm sóc mèo bị kiết lỵ, giúp điều hòa chất điện giải trong cơ thể, tăng cường khả năng trao đổi chất và nâng cao hệ miễn dịch. Do đó, bạn cần đảm bảo rằng mèo luôn được cung cấp nước sạch và dễ dàng tiếp cận.

Để kích thích nhu cầu uống nước của mèo, bạn có thể sử dụng sản phẩm máy lọc nước PETKIT. Máy cung cấp cho mèo nguồn nước sạch tinh khiết nhờ vào bộ lọc khử khuẩn đa tầng 1 chiều, iúp ngăn ngừa tối đa nguy cơ mắc các bệnh như kiết lỵ, tiêu chảy, viêm tiết niệu,...

Máy lọc nước PETKIT Solo SE - Bơm không dây Máy lọc nước PETKIT Solo SE - Bơm không dây
Máy lọc nước PETKIT EverSweet 3 Pro UVC (SOLO 7) - Bơm không dây Máy lọc nước PETKIT EverSweet 3 Pro UVC (SOLO 7) - Bơm không dây

3.2 Các loại thuốc điều trị bệnh kiết lỵ ở mèo

  • Thuốc chống viêm: Giúp thúc đẩy quá trình cải thiện nhanh hơn bằng cách giảm viêm và đau đớn cho mèo.

  • Thuốc làm đặc phân (thuốc điều hòa nhu động ruột): Được sử dụng để giảm các triệu chứng tiêu chảy, giúp làm đặc phân cho đến khi tình trạng viêm được kiểm soát.

  • Thuốc tẩy ký sinh trùng và giun: Nếu phát hiện có ký sinh trùng đường ruột, các loại thuốc này sẽ giúp tiêu diệt chúng và ngăn ngừa tái nhiễm.

  • Probiotics: Bổ sung lợi khuẩn đường ruột, hỗ trợ phục hồi hệ vi sinh trong ruột và cải thiện chức năng tiêu hóa.

  • Thuốc ức chế miễn dịch – corticosteroid: Dùng trong những trường hợp nghiêm trọng, hoặc khi việc thay đổi chế độ ăn uống và điều trị bằng thuốc kháng sinh không hiệu quả.

3.3 Chế độ dinh dưỡng

Khi chăm sóc mèo bị đi kiết, bạn nên chọn những loại thực phẩm mềm, không chứa gia vị chế biến sẵn và giàu chất xơ. Các loại thực phẩm này giúp giảm bớt kích ứng cho đường ruột và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Đồng thời, thức ăn cần được xay nhuyễn để giúp mèo dễ dàng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng một cách tối ưu.

Lưu ý: Việc điều trị kiết lỵ cho mèo tại nhà không được khuyến khích. Biện pháp tốt nhất vẫn là đưa mèo đến cơ sở thú y để nhận tư vấn và phác đồ điều trị cụ thể từ các bác sĩ chuyên khoa. 

Dấu hiệu mèo bị kiết lỵ

Cung cấp chế độ ăn dành riêng cho mèo bị kiết lỵ

4. Phòng ngừa bệnh kiết lỵ cho mèo như thế nào?

Để giảm nguy cơ mèo bị bệnh kiết lỵ, dưới đây là một số điều bạn có thể thực hiện:

  • Giữ vệ sinh: Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa và vệ sinh các đồ dùng của mèo là cách tối ưu để loại bỏ vi khuẩn gây viêm ruột. Điều này giúp ngăn ngừa các bệnh tiêu hóa như kiết lỵ. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên rửa sạch tay sau khi dọn phân cho mèo, vì trong phân mèo chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh, bao gồm cả vi khuẩn gây kiết lỵ.

>> Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp giữ vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là khu vực đi vệ sinh của mèo, đừng bỏ qua sản phẩm máy dọn phân mèo PETKIT. Liên hệ ngay với petkitstore.vn qua hotline hoặc đến showroom để được tư vấn và hỗ trợ đặt mua nhanh chóng.

  • Tẩy giun, ký sinh trùng thường xuyên: Giun sán là một trong những nguyên nhân phổ biến gây kiết lỵ ở mèo. Vì vậy, việc tẩy giun định kỳ là rất quan trọng để loại bỏ triệt để giun sán và ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa.

Dấu hiệu mèo bị kiết lỵ

Thực hiện tẩy giun định kỳ cho “boss”

  • Chế độ ăn uống hợp lý: Mèo ăn không đúng cữ, ăn thức ăn ôi thiu hoặc nhiễm khuẩn sẽ dễ mắc kiết lỵ. Để đảm bảo sức khỏe đường tiêu hóa của mèo, việc cung cấp một chế độ ăn uống khoa học với các loại thức ăn tươi mới và đúng khẩu phần là rất quan trọng. Để làm được điều này mà không tốn quá nhiều thời gian, máy ăn cho thú cưng ăn sẽ giúp bạn cho mèo ăn đúng bữa, đúng khẩu phần và đảm bảo thức ăn luôn được tươi mới trong mọi lúc.

Máy ăn có camera Petkit Solo YumShare Máy ăn có camera Petkit Solo YumShare
Máy ăn PETKIT Fresh Element Solo Máy ăn PETKIT Fresh Element Solo
  • Tiêm phòng cho mèo: Chú ý tiêm vắc xin đầy đủ theo khuyến cáo của bác sĩ thú y để giúp mèo có đủ kháng thể, ngăn chặn vi rút và vi khuẩn gây bệnh kiết lỵ và các bệnh nhiễm trùng khác.

Trên đây là 6 dấu hiệu mèo bị kiết lỵ điển hình mà PETKIT Việt Nam by Helicorp muốn chia sẻ đến các "sen". Để mèo cưng luôn khỏe mạnh, một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng kết hợp với các sản phẩm hỗ trợ thông minh từ PETKIT sẽ giúp bạn chăm sóc mèo tốt hơn. PETKIT Việt Nam By Helicorp chúc cho bạn và mèo cưng luôn được vui vẻ - khỏe mạnh!

>> Xem thêm: Tỉ lệ mèo bị dại: A-Z con số và những điều cần lưu ý

>> Xem thêm: Mèo bị viêm ruột: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị hiệu quả

Từ khóa: mèo bị kiết lỵ
Viết bình luận của bạn
PETKIT by HeLiCorp

Liên hệ