PETKIT Việt Nam by HeLiCorp

Tỉ lệ mèo bị dại: A-Z con số và những điều cần lưu ý

Thứ Hai, 18/11/2024
NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Tỉ lệ mèo bị dại: A-Z con số và những điều cần lưu ý

Bệnh dại là một trong những mối nguy hiểm lớn đối với các loài vật nuôi, đặc biệt là mèo. Không chỉ đe dọa tính mạng của mèo, bệnh còn có thể lây sang con người qua tiếp xúc trực tiếp. Vậy những yếu tố nào làm gia tăng tỉ lệ mèo bị dại, và làm thế nào để bảo vệ mèo cưng khỏi căn bệnh nguy hiểm này? Tất cả sẽ được PETKIT By Helicorp giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Mèo bị dại là bệnh gì?

Mèo bị dại là căn bệnh nhiễm trùng do vi rút dại thuộc giống Lyssavirus trong họ Rhabdoviridae. Chúng xâm nhập và tấn công cơ thể vật chủ, sau đó di chuyển dọc theo các dây thần kinh từ vị trí vết cắn đến tủy sống, và từ đó tiếp tục đến não. Khi vi-rút đến não, động vật nhiễm bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng và thường sẽ tử vong trong vòng 7 ngày. Không chỉ ở chó mèo, tất cả các loài động vật có vú đều có thể mắc bệnh dại.

Mèo bị dại như thế nào và mèo nuôi trong nhà có khả năng bị nhiễm không? Thông thường, bệnh dại được tìm thấy nhiều ở những khu vực có xuất hiện mèo và chó hoang chưa được tiêm phòng. Bệnh thường lây thông qua 2 con đường chính sau:

  • Qua vết cắn: Đây là con đường lây nhiễm dại phổ biến nhất. Khi mèo bị chó hoặc mèo mắc bệnh dại cắn, vi rút từ nước bọt của động vật nhiễm bệnh sẽ xâm nhập vào cơ thể qua vết thương, chúng sẽ di chuyển theo đường máu đến các bộ phận khác của cơ thể.

Tỉ lệ mèo bị dại

Bệnh dại có thể lây nhiễm thông qua viết cắn

  • Qua niêm mạc: Bệnh dại cũng có thể lây lan nếu nước bọt của động vật nhiễm bệnh tiếp xúc với vết thương hở hoặc niêm mạc, như nướu răng. Mèo của bạn càng tiếp xúc nhiều với động vật hoang dã, nguy cơ nhiễm bệnh càng cao.

Như vậy, nếu mèo của bạn càng tiếp xúc nhiều với động vật hoang dã (chó/ mèo hoang) thì nguy cơ bị nhiễm bệnh càng cao.

Quá trình lây nhiễm và phát bệnh dại ở mèo diễn ra qua các bước sau:

  • Bước 1: Vi rút dại xâm nhập vào cơ thể mèo thông qua vết thương hở hoặc niêm mạc.

  • Bước 2: Vi rút di chuyển dọc theo các dây thần kinh, tiến dần về phía não (đây gọi là thời gian ủ bệnh, rơi vào khoảng vài tuần cho đến vài tháng)

  • Bước 3: Khi vi rút đến não, nó bắt đầu tấn công hệ thần kinh trung ương.

  • Bước 4: Mèo bắt đầu khởi phát triệu chứng bệnh dại, và trong khoảng 5 - 7 ngày sau mèo tử vong.

2. Tỉ lệ mèo bị dại là bao nhiêu?

Trong khi các quốc gia ở châu Mỹ, bao gồm cả Hoa Kỳ, đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc kiểm soát bệnh dại ở động vật nuôi và động vật hoang dã, thì các quốc gia ở châu Á và châu Phi vẫn tiếp tục phải đối mặt với gánh nặng của bệnh dại. Ở những khu vực này, mèo hoang đôi khi trở thành vật chủ mang mầm bệnh dại, góp phần vào sự lây lan của vi rút.

Theo số liệu thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tại Việt Nam, tỉ lệ chó mắc bệnh dại chiếm khoảng 95%, trong khi tỉ lệ mèo bị dại dao động từ 3 - 5%. Các động vật hoang dã khác hiện chưa ghi nhận tỉ lệ mắc bệnh dại rõ ràng.

Tỉ lệ mèo bị dại

Tỉ lệ mèo bị dại dao động từ 3 - 5%

Với số lượng mèo hoang ngày càng gia tăng, việc tiêm vắc-xin cho vật nuôi trong nhà trở nên vô cùng quan trọng. Tiêm vắc-xin không chỉ giúp bảo vệ thú cưng của bạn mà còn ngăn ngừa sự lây lan của căn bệnh nguy hiểm này, có thể gây tử vong cho cả mèo và con người.

>> Xem thêm: Dấu hiệu mèo bị dại gồm những gì? Cách nhận biết nhanh nhất!

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ mèo bị dại

Tỉ lệ mèo bị dại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm yếu tố môi trường, xã hội và các biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa dịch bệnh. Dưới đây là một số yếu tố chính ảnh hưởng đến tỉ lệ mắc bệnh dại ở mèo:

3.1 Tỉ lệ tiêm phòng

Tiêm phòng vắc-xin dại là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất để ngăn chặn mèo bị bệnh dại. Tỉ lệ mèo được tiêm phòng càng cao, thì nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng thấp. Tuy nhiên, tỉ lệ tiêm phòng này còn phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Nhận thức của chủ nuôi: Một số chủ nuôi vẫn còn chủ quan và chưa nhận thức đầy đủ về mức độ nghiêm trọng của bệnh dại đối với cả thú nuôi và con người.

  • Sự quan tâm của chính quyền địa phương: Chính quyền mỗi khu vực sẽ có những chính sách khác nhau về việc tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo. Ví dụ: TP.HCM hiện là thành phố duy nhất ở Việt Nam đạt chứng nhận "vùng an toàn dịch bệnh", với tỉ lệ tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo đạt hơn 90%. Thành phố sẽ tiếp tục  tổ chức tiêm vắc-xin đại trà cho thú cưng vào mỗi tháng 3 và 5 hàng năm.

3.2 Số lượng động vật hoang dã mang mầm bệnh

Như đã đề cập, chó và mèo hoang là đường dẫn chính lây lan bệnh dại cho các thú cưng. Vì vậy, ở những khu vực có nhiều chó mèo hoang, nguy cơ lây nhiễm bệnh dại chắc chắn sẽ cao hơn so với các khu vực khác. Hơn nữa, nếu mèo của bạn sinh sống gần những con mèo hoang, có thói quen “bỏ nhà” đi chơi thì khả năng tiếp xúc với bệnh và lây nhiễm sẽ càng lớn.

Tỉ lệ mèo bị dại

Chó, mèo hoang là nguồn lây bệnh dại chủ chính cho thú cưng

3.3 Công tác quản lý động vật

Công tác quản lý động vật, bao gồm cả chó mèo hoang, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát tỉ lệ mèo bị dại. Với tình trạng nuôi thả rông và số lượng chó mèo hoang vô chủ ngày càng gia tăng, nguy cơ làm tăng tỉ lệ mèo bị bệnh dại là rất cao.

Để duy trì và hướng đến mục tiêu giảm tỉ lệ mèo bị dại, hiện các tỉnh và thành phố vẫn đang thực hiện các biện pháp sau:

  • Chủ động kiểm tra, giám sát để phát hiện sớm bệnh dại trong khu vực.

  • Tuyên truyền về tình hình bệnh dại trên địa bàn và nâng cao nhận thức về tính chất nguy hiểm của bệnh dại đối với người dân.

  • Lên kế hoạch xử lý các trường hợp chó mèo bị dại, nhằm ngăn ngừa sự lây lan ra cộng đồng.

4. Mèo bị dại có nguy hiểm không?

Trả lời: CÓ! Mèo bị dại cực kỳ nguy hiểm, bởi hiện nay không có thuốc điều trị cho bệnh dại. Khi mèo bắt đầu phát triệu chứng, tỉ lệ tử vong gần như là 100%. Bệnh không chỉ đe dọa tính mạng của chính thú nuôi mà còn có thể lây lan trong bầy đàn, ảnh hưởng đến các động vật xung quanh, và thậm chí là cả con người.

Vậy mèo cào có bị dại không? Vết cào/cắn từ mèo có thể rất nguy hiểm nếu không được xử lý đúng cách, bởi vi-rút dại có thể tồn tại trong nước bọt của mèo và có thể xuất hiện cả ở móng vuốt khi mèo liếm tay. Theo các nghiên cứu, vi-rút dại có thể sống từ 1 - 2 tuần ở nhiệt độ thường, và ở nhiệt độ lạnh khoảng 4°C, vi-rút có thể tồn tại lâu hơn, lên đến vài tháng. Do đó, con người bị mèo (đặc biệt là những bé tiềm ẩn nguy cơ nhiễm dại cao) cắn hay cào, cho dù có chảy máu hay không vẫn có thể bị nhiễm virus bệnh dại.

Tỉ lệ mèo bị dại

Mèo cào có bị dại không? Câu trả lời là có thể!

5. Cách phòng ngừa bệnh dại cho mèo

Để bảo vệ sức khỏe của thú cưng và mọi người xung quanh, việc ngăn chặn bệnh dại là vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh dại cho mèo mà bạn nên thực hiện:

5.1 Tiêm phòng đầy đủ

Một sai lầm phổ biến mà nhiều người nuôi mèo thường mắc phải là nghĩ rằng mèo sống trong nhà thì không mắc bệnh dại, vì thế không cần tiêm vắc xin. Tuy nhiên, điều này là không chính xác. Dù bạn có cẩn thận đến đâu, đôi khi mèo vẫn có thể tìm cách lẻn ra ngoài và tiếp xúc với những động vật bị nhiễm bệnh.

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất để bảo vệ mèo khỏi bệnh dại. Tất cả các bé mèo từ 4 tháng tuổi trở lên đều cần được tiêm vắc-xin phòng dại. Sau mũi tiêm đầu tiên, mèo sẽ cần tiêm nhắc lại theo đúng lịch trình được bác sĩ thú y khuyến cáo.

Tỉ lệ mèo bị dại

Cần cho mèo đi tiêm phòng bệnh dại theo khuyến cáo của bác sĩ thú y

5.2 Tránh cho mèo tiếp xúc với động vật hoang dã

Chó và mèo hoang là những nguồn nguy cơ chính có thể lây lan vi rút dại cho mèo của bạn. Vì vậy, hãy hạn chế để mèo tiếp xúc gần với các động vật hoang, vô gia cư, nhất là những con có nguy cơ mắc bệnh dại.

Để bảo vệ mèo cưng, bạn nên dành thời gian chơi đùa cùng bé, giúp tăng cường sự gắn kết giữa bạn và thú cưng. Đồng thời, khi bạn không thể giám sát mèo, chẳng hạn như vào ban đêm, hãy cho bé vào lồng để ngăn chặn việc mèo “trốn nhà” đi ra ngoài không kiểm soát.

5.3 Quan sát hành vi của mèo

Đưa mèo đi thăm khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế để phát hiện sớm các bệnh tiềm ẩn. Bác sĩ thú y sẽ tư vấn cho bạn về lịch tiêm phòng đầy đủ để bảo vệ mèo khỏi những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Bên cạnh đó, hãy chú ý quan sát hành vi của mèo để phát hiện những thay đổi bất thường, có thể là dấu hiệu của bệnh dại. Một số triệu chứng cần cảnh giác là: sợ nước, trở nên nhút nhát, khó chịu với mọi thứ xung quanh, chán ăn, cơ thể mệt mỏi hoặc lừ đừ. Nếu thấy mèo có những biểu hiện này, hãy lập tức liên hệ với cơ quan y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

5.4 Giữ vệ sinh sạch sẽ

Một môi trường sống sạch sẽ không chỉ giúp giảm thiểu sự hiện diện của mầm bệnh mà còn góp phần ngăn ngừa nhiều bệnh tật khác ở mèo, như bệnh ngoài da, bệnh đường ruột,... giúp nâng cao sức đề kháng cho “hoàng thượng”. 

>> Xem thêm: Mèo bị viêm ruột: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị hiệu quả

>> Xem thêm: Mèo bị nấm da là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị dứt điểm

Tỉ lệ mèo bị dại

Thường xuyên dọn dẹp nơi ở của mèo để bảo vệ sức khỏe mèo cưng

Mặc dù tỉ lệ mèo bị dại thấp hơn so với chó, nhưng nguy cơ lây nhiễm lại rất cao nếu không có biện pháp phòng ngừa đúng đắn. Qua những thông tin vừa chia sẻ trên, PETKIT Việt Nam By Helicorp hy vọng các "sen" đã nắm vững những kiến thức quan trọng về việc chăm sóc sức khỏe cho mèo cưng, cũng như bảo vệ chính mình trước bệnh dại. Chúc bạn và mèo cưng luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!

>> Xem thêm: Mèo bị dại bao lâu thì chết? Quá trình phát bệnh như thế nào?

>> Xem thêm: Mèo bị viêm ruột cho ăn gì để khỏi bệnh nhanh?

Từ khóa: mèo bị dại
Viết bình luận của bạn
PETKIT by HeLiCorp

Liên hệ