PETKIT Việt Nam by HeLiCorp

Chi tiết lịch tẩy giun cho mèo theo từng độ tuổi

Thứ Sáu, 13/12/2024
NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Chi tiết lịch tẩy giun cho mèo theo từng độ tuổi

Giun sán là một trong những nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý nghiêm trọng ở mèo. Tẩy giun định kỳ cho mèo là một phần vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe thú cưng, giúp chúng tránh khỏi những rủi ro về bệnh tật do ký sinh trùng gây ra. Cùng PETKIT khám phá bài viết dưới đây để cùng nắm rõ lịch tẩy giun cho mèo hiệu quả để bé mèo luôn khỏe mạnh và đáng yêu nhé.

1. Vì sao cần tẩy giun cho mèo?

Mèo bị giun là tình trạng khá phổ biến, nhất là ở những chú mèo nhỏ hoặc mèo sống lâu ngày trong môi trường dơ bẩn sẽ rất dễ tiếp xúc với nguồn bệnh và bị lây nhiễm. 

Các loại giun khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, vì vậy, tẩy giun cho mèo không chỉ giúp chúng tránh khỏi các bệnh nguy hiểm, mà còn đảm bảo sức khỏe tổng thể cho bạn và gia đình.

  • Ngăn ngừa các bệnh lý nghiêm trọng: Mèo bị giun đũa hoặc mèo bị giun trắng thường có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường ruột, suy dinh dưỡng, chậm phát triển và nặng hơn là tổn thương nội tạng.

  • Bảo vệ sức khỏe con người: Một số loại giun như giun đũa, giun móc,... có thể lây lan sang người, đặc biệt là dễ lây với trẻ em và người lớn tuổi có hệ miễn dịch yếu. 

  • Cải thiện sức khỏe tổng thể: Mèo được tẩy giun định kỳ thường có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ít gặp các vấn đề về rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy và nôn ói. 

Tẩy giun nhằm đảm bảo sức khỏe của mèo và người

2. Lịch tẩy giun cho mèo theo từng độ tuổi

Mỗi giai đoạn phát triển của mèo cần xây dựng một lịch trình tẩy giun riêng biệt để phù hợp với cơ địa và nhu cầu sức khỏe của bé. Bạn có thể tham khảo chi tiết lịch tẩy giun mèo theo từng độ tuổi dưới đây:

2.1 Giai đoạn mèo con từ dưới 3 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, mèo con rất dễ bị nhiễm giun cho bú sữa mẹ hoặc tiếp xúc với môi trường bẩn. Vì vậy, quá trình này cần bắt đầu sớm để loại bỏ các nguy cơ nhiễm giun ngay từ những ngày đầu đời của mèo, cũng như ngăn ngừa các biến chứng sức khỏe khác. 

  • Độ tuổi: Từ 3 tuần tuổi (tương đương 21 - 25 ngày), đây chính là thời điểm vàng để bạn bắt đầu chu trình tẩy giun. 

  • Tần suất khuyến nghị: Lặp lại đều đặn mỗi 2 tuần/lần cho đến khi mèo tròn 12 tuần tuổi.

  • Nên chọn loại thuốc an toàn và phù hợp với thể trạng của mèo con. 

2.2 Mèo từ 3 - 6 tháng tuổi

Khi mèo đã lớn hơn, hệ tiêu hóa của chúng cũng dần hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, nguy cơ lây và tái nhiễm giun vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. 

  • Độ tuổi: Khi mèo đạt từ 3 - 6 tháng tuổi, thực hiện tẩy giun trong giai đoạn này sẽ ngăn chặn sự tái phát của giun và bảo vệ sức khỏe lâu dài.

  • Tần suất khuyến nghị: Tẩy giun mỗi tháng một lần và liên tục đến khi mèo đủ 6 tháng tuổi.

  • Loại giun cần kiểm tra: Giun đũa, giun móc và giun tóc.

Mèo con cần được tẩy giun đều đặn để phát triển khỏe mạnh

2.3 Mèo trưởng thành trên 6 tháng tuổi

Đối với mèo trưởng thành, tẩy giun định kỳ không chỉ là chìa khóa duy trì sức khỏe toàn diện mà còn là cách hiệu quả để ngăn ngừa nguy cơ lây lan bệnh tật trong gia đình.

  • Độ tuổi: Từ trên 6 tháng tuổi trở đi. Mèo trưởng thành dù rất ít nguy cơ nhiễm giun từ sữa mẹ, thì vẫn dễ bị lây nhiễm từ yếu tố bên ngoài như môi trường sống hoặc thông qua các thực phẩm chưa chế biến.

  • Tần suất khuyến nghị: Tẩy giun mỗi 3 tháng/lần và theo chỉ định cụ thể của bác sĩ thú ý để đảm bảo hiệu quả tối ưu.

2.4 Mèo mẹ mang thai hoặc cho con bú

Mèo mẹ cũng cần được chăm sóc kỹ lưỡng, bắt đầu từ việc tẩy giun đúng cách để bảo sức khỏe cho cả mẹ và đàn con.

  • Tần suất khuyến nghị: Nên tiến hành tẩy giun trước khi phối giống hoặc tuân theo hướng dẫn từ bác sĩ thú y.

  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tẩy giun cho mèo mẹ, vì các thành phần không phù hợp có thể gây nguy hiểm cho thai nhi và sức khỏe của mèo con trong giai đoạn bú sữa. 

2.5 Những lưu ý chung khi tẩy giun cho mèo

Việc tuân thủ lịch tẩy giun cho mèo không chỉ giúp mèo khỏe mạnh mà còn phòng tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác. Bạn cũng cần lưu ý các vấn đề sau để đảm bảo sức khỏe cho bé khi trước, trong và sau khi tẩy giun:

  • Không tự ý dùng thuốc: Thuốc tẩy giun cần được kê đơn bởi bác sĩ có chuyên môn và dựa trên độ tuổi, cũng như thể trạng của mèo.

  • Theo dõi phản ứng: Sau khi uống thuốc, cần theo dõi sát sao các biểu hiện có thể xuất hiện như như mèo tẩy giun xong bị tiêu chảy, nôn mửa hoặc mệt mỏi,... nhằm nhanh chóng đưa ra biện pháp xử lý kịp thời tránh nguy hiểm cho sức khoẻ mèo.

  • Giữ gìn vệ sinh: Môi trường sống sạch sẽ, khô ráo sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mèo bị tái nhiễm giun.

Không tự ý dùng thuốc tẩy giun cho mèo mang thai và cho con bú

3. Các câu hỏi liên quan

3.1 Tẩy giun cho mèo trước hay sau khi ăn?

Đây là câu hỏi phổ biến với những ai đang nuôi mèo. Câu trả lời là nên thực hiện tẩy giun sau khi mèo đã ăn 1 - 2 tiếng.

Khi bụng mèo không quá đói, thuốc sẽ được hấp thụ tốt hơn và ít gây ra các kích ứng dạ dày, hạn chế nguy cơ mèo uống thuốc tẩy giun bị nôn. Ngoài ra, bạn nên chọn thời điểm mèo cảm thấy thoải mái nhất để tránh làm bé căng thẳng trong quá trình cho uống thuốc. 

3.2 Mèo uống thuốc tẩy giun bị nôn phải làm sao?

Nếu mèo uống thuốc tẩy giun bị nôn, đó có thể là dấu hiệu dạ dày mèo đang bị nhạy cảm với các thành phần có trong thuốc, gây ra phản ứng buồn nôn. Đồng thời, việc uống thuốc không đúng cách như sai liều lượng chỉ định hoặc uống khi bụng mèo rỗng có thể khiến tình trạng nôn mửa diễn ra.

Để xử lý hiệu quả tình trạng này, bạn hãy thực hiện các biện pháp sau:

  • Ngưng ngay việc uống thuốc và theo dõi tình trạng của mèo trong vòng 12 - 24 tiếng đồng hồ tiếp theo.

  • Nếu mèo liên tục nôn không dừng và có các dấu hiệu bất thường khác như đi ngoài, hãy ngay lập tức đưa mèo đến cơ sở thú y gần nhất để thăm khám.

  • Phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn đúng thời điểm uống và loại thuốc phù hợp hơn.

Mèo tẩy giun bị nôn có thể do sử dụng sai liều lượng hoặc sai cách

3.2 Mèo tẩy giun xong bị tiêu chảy do đâu?

Hiện tượng “mèo tẩy giun xong bị tiêu chảy” thường xảy ra ở những bé mèo có hệ tiêu hóa yếu và nhạy cảm. Đây cũng được xem là một phản ứng bình thường của cơ thể khi đang tiêu diệt và đào thải giun sán ra ngoài. 

Tuy vậy, nếu tiêu chảy kéo dài kèm theo là các triệu chứng mệt mỏi và bỏ ăn thì bạn cần:

  • Cho mèo uống nhiều nước để tránh mất nước và bù điện giải.

  • Theo dõi phân để nhận biết mức độ nghiêm trọng.

  • Đưa mèo đi khám nếu tình trạng tiêu chảy không cải thiện sau 24 giờ.

Tuân thủ lịch tẩy giun cho mèo là cách đơn giản nhưng hiệu quả để bảo vệ bé khỏi các nguy cơ bệnh tiềm ẩn. Để quá trình diễn ra hiệu quả hơn, “sen” cần hiểu rõ từng giai đoạn phát triển của mèo và các cách xử lý tình huống khi chúng gặp những triệu chứng không mong muốn. Và đừng quên liên hệ với PETKIT để được tư vấn sắm ngay các sản phẩm chăm sóc thú cưng dành cho mèo yêu nhé.

>> Xem thêm: Giải đáp: Mèo bị giun sán có lây sang người không?

>> Xem thêm: Giải đáp: Mèo bị giun sán có nguy hiểm không?

Từ khóa: mèo bị giun sán
Viết bình luận của bạn
PETKIT by HeLiCorp

Liên hệ