PETKIT Việt Nam by HeLiCorp

Mèo không bị dại cắn có sao không?

Thứ Tư, 18/09/2024
NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Mèo không bị dại cắn có sao không?

Trong quá trình nuôi thú cưng, việc bị mèo hoặc cắn là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ nguy cơ tiềm ẩn từ những vết thương này, đặc biệt là trong bối cảnh bệnh dại dễ lây truyền từ động vật sang người. Vậy mèo không bị dại cắn có sao không? PETKIT by HeLiCorp sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này cũng như cung cấp những biện pháp xử lý và cách phòng tránh khi bị mèo cắn tại bài viết sau đây, cùng tìm hiểu ngay thôi.

1. Cách nhận biết mèo có bị dại hay không

Điều vô cùng quan trọng khi bị mèo cắn là phải xác định được mèo có bị dại hay không, nhờ đó giúp bạn giảm thiểu được một phần lo lắng. Vậy làm sao để nhận biết được dấu hiệu của bệnh dại ở mèo? Bạn có thể tham khảo một số trạng thái điển hình sau:

  • Thay đổi hành vi đột ngột: Mèo bị dại thường có sự thay đổi tiêu cực trong hành vi, chúng trở nên hung dữ hơn, gầm gừ với mọi thứ kể cả chủ nhân, dễ giật mình dù chỉ là tác động nhẹ, hoảng loạn hoặc sợ hãi không rõ nguyên do. Một số bé mèo thậm chí còn có thể trở nên quá hiền lành so với bình thường.

  • Tăng động: Trong giai đoạn đầu của bệnh dại, mèo có xu hướng trở nên rất kích động, hoạt động quá mức, di chuyển liên tục trong nhà mà không có mục đích rõ ràng. Đôi khi chúng tỏ ra bồn chồn, không ngừng liếm lông hoặc cắn gặm đồ vật xung quanh.

  • Lo lắng cao độ: Mèo giãn đồng tử, run rẩy, tai luôn trong trạng thái cảnh giác. Mèo có thể bất ngờ tấn công chủ nhân hoặc phản ứng dữ dội nếu cảm thấy bị đe doạ.

  • Chảy nước dãi liên tục: Hiện tượng này không giống với việc tiết nước bọt do mèo cảm thấy đói khát, mà là tình trạng nước dãi liên tục chảy ra dù không có bất kì thích thích nào liên quan đến thức ăn hay nước uống.

  • Phát ra tiếng kêu kì lạ: Tiếng kêu của mèo trở nên khác lạ bất thường mà trước giờ bạn chưa từng nghe như khàn đục, gắt gỏng, rên rỉ. Mèo có thể kêu liên tục trong nhiều giờ hoặc gầm gừ mà không có lý do rõ ràng.

  • Tê liệt và suy yếu: Mèo có thể bắt đầu với việc mất kiểm soát chân sau, sau đó lan dần đến toàn bộ cơ thể, mất khả năng kiểm soát cơ bắp, khiến chúng không thể di chuyển và dần dần bị liệt toàn bộ cơ thể. 

  • Bất động: Khi các cơ bắp đã bắt đầu teo lại cùng với việc không thể nuốt thức ăn, mèo có xu hướng nằm bất động và không có bất kỳ phản ứng nào khi được gọi tên hay chạm vào. Hô hấp cũng bị ảnh hưởng khiến mèo khó thở, thở yếu và thở gấp.

Mèo không bị dại cắn có sao không

Mèo gầm gừ khi bị dại

2. Mèo không bị dại cắn có sao không?

Câu hỏi mèo không bị dại cắn có sao không là một mối quan tâm phổ biến của những người nuôi mèo. Thực tế, nếu mèo không bị dại thì nguy cơ lây truyền bệnh dại qua vết cắn có tỷ lệ rất thấp, thậm chí bằng không. 

Tuy nhiên, không có nghĩa rằng vết cắn của mèo là hoàn toàn an toàn. Bất kỳ vết cắn nào từ động vật, kể cả mèo không mắc bệnh dại, hay những thú cưng thân thuộc được nuôi trong nhà thời gian dài đều có khả năng gây ra nhiễm trùng, sưng tấy, kèm theo các vấn đề sức khoẻ khác. 

Các loại vi khuẩn có trong miệng mèo như Pasteurella, Staphylococcus và Streptococcus có thể gây nhiễm trùng nặng nếu không được xử lý đúng cách. Thậm chí trong thời gian đầu, bạn sẽ rất khó phát hiện được bản thân bị nhiễm bệnh do mầm bệnh đang phát triển âm ỉ. Do đó, mặc dù mèo không bị dại nhưng khi đã bị cào, cắn, bạn vẫn cần xử lý kịp thời để phòng tránh nhiễm trùng.

Mèo không bị dại cắn có sao không

Mèo có thể cắn trong lúc nô đùa 

3. Xử lý thế nào khi bị mèo nhà cắn?

Nếu chẳng may bạn bị mèo nhà cắn khi đang chơi với bé thì đừng quá lo lắng, hãy thực hiện các bước xử lý được gợi ý dưới đây nhé:

  • Rửa sạch vết thương ngay lập tức: Ngay sau khi bị mèo cắn, việc đầu tiên cần làm là rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước ấm. Điều này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn có trong nước bọt của mèo. Bạn nên rửa kỹ từng góc cạnh của vết cắn, để nước chảy trực tiếp và liên tục trong ít nhất 5-10 phút lên vết thương để tăng cường hiệu quả làm sạch.

  • Khử trùng vết thương: Sau khi rửa sạch, hãy tiếp tục khử trùng vết thương bằng các dung dịch sát khuẩn như cồn 70 độ, oxy già (hydrogen peroxide), hoặc betadine để ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập sâu hơn vào da và máu. Tuy nhiên, không nên lạm dụng các dung dịch sát khuẩn này quá mạnh vì có thể làm tổn thương các mô lành xung quanh vết thương, khiến quá trình lành da bị kéo dài.

  • Băng bó vết thương đúng cách: Bạn nên dùng gạc sạch hoặc băng dính y tế để bảo vệ vết thương khỏi vi khuẩn từ môi trường bên ngoài. Nếu vết thương nhỏ và không quá sâu, bạn có thể dùng băng dán y tế thông thường. Nên thay băng gạc thường xuyên để giữ cho vết thương luôn sạch sẽ, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và phát triển.

  • Theo dõi vết thương: Bạn cần theo dõi vết thương trong ít nhất 24-48 giờ để phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu gặp phải các triệu chứng như sưng tấy, đỏ rát, chảy mủ, đau nhức, sốt, mệt mỏi, nổi hạch thì có thể bạn đã bị nhiễm trùng. Hãy tìm đến các cơ sở y tế ngay lập tức để được khám và điều trị kịp thời.

  • Theo dõi sức khoẻ của mèo: Bạn cần theo dõi xem mèo có các dấu hiệu của bệnh dại không. Hãy liên hệ với bác sĩ thú y để tiến hành các xét nghiệm và chẩn đoán bệnh kịp thời. Đừng quên tiêm phòng dại cho bé mèo đầy đủ và đúng lịch theo khuyến nghị của bác sĩ thú y nhé.

  • Tiêm phòng bệnh dại: Cuối cùng, cho dù là mèo nhà, nếu có dấu hiệu nghi ngờ mèo bị dại, việc tiêm phòng vaccine dại cho người là vô cùng quan trọng và cần thiết. Tùy theo tình huống, bác sĩ có thể yêu cầu tiêm huyết thanh kháng dại để cơ thể có kháng thể ngay lập tức trong thời gian vaccine bắt đầu có tác dụng.

Mèo không bị dại cắn có sao không

Vệ sinh và băng bó vết thương đúng cách khi bị mèo cắn 

4. Cách phòng tránh bị mèo cắn, cào 

Để tránh bị mèo “tác động vật lý” và trở nên lo lắng vì chưa xác định được mèo không bị dại cào có sao không, hay thậm chí là bị chúng cắn, bạn nên tham khảo một số bí kíp để bảo vệ bản thân và gia đình khi lỡ vui đùa quá mức với “hoàng thượng” và khiến “ngài” giận nhé:

  • Hiểu hành vi của mèo: Mèo là loài động vật có bản năng tự vệ rất mạnh, chúng thường sử dụng móng vuốt và răng để bảo vệ bản thân. Nếu thấy bé mèo có dấu hiệu co rút người, nhe răng, vẫy đuôi nhanh hoặc gầm gừ, thì đó là tín hiệu cảnh báo rằng “boss” đang cảm thấy bị đe doạ. Bạn nên tránh tiếp cận để không làm chúng hoảng loạn thêm.

  • Tránh tiếp cận bất ngờ: Không nên tiếp cận mèo từ phía sau hoặc bất ngờ chạm vào chúng khi đang ăn hay ngủ, vì đó là lúc mèo dễ phản ứng mạnh.

  • Đừng vui đùa quá mức: Tránh sử dụng tay không để mèo đuổi bắt vì chúng sẽ nghĩ tay của bạn là một “con mồi” và có xu hướng tấn công. Nên sử dụng cần câu hay đồ chơi chuyên dụng để các bé thỏa sức “săn mồi” mà không làm tổn thương bạn.

  • Không làm mèo sợ hãi: Tránh tạo ra những tiếng động lớn, la hét hoặc thực hiện các hành vi kích động làm mèo hoảng sợ, nguy cơ chúng sẽ tấn công bạn là rất cao đấy.

  • Chăm sóc móng vuốt: Nên cắt móng định kỳ hoặc sử dụng móng giả (mũ chụp móng) để giảm thiểu khả năng sát thương của mèo. Bạn có thể sử dụng kềm cắt móng chó mèo PETKIT có đèn LED kèm dũa, dụng cụ này sẽ giúp bạn loại bỏ tình trạng cắt lẹm vào phần thịt, đâm trúng mạch máu nhờ đi kèm đèn LED. Bạn cũng có thể thỏa sức tạo kiểu móng cho “boss”, tránh tình trạng móng bị nhọn sắc sau khi cắt với dũa móng đi kèm bên trong thân máy.

Kềm cắt móng chó mèo PETKIT có đèn Led kèm giũa Kềm cắt móng chó mèo PETKIT có đèn Led kèm giũa
 

Mèo không bị dại cắn có sao không

Kềm cắt móng PETKIT tích hợp đèn LED giúp soi rõ dễ cắt

  • Trang bị cây cào móng: Để mèo có thể giải toả năng lượng dư thừa và mài móng, hãy bổ sung bộ cào móng cat tree, kệ leo trèo để bé có thể vui chơi mà không cần dùng đến móng vuốt hay răng với con người

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ: Giữ cho khu vực sống sạch sẽ, tắm rửa, chải lông thường xuyên cho mèo sẽ khiến chúng cảm thấy thoải mái, tránh tình trạng bị stress làm các bé dễ cáu kỉnh.

Lược chải lông chó mèo PETKIT Pro Lược chải lông chó mèo PETKIT Pro
 
  • Sử dụng găng tay bảo hộ: Trong một số tình huống có thể kích thích phản ứng mạnh từ mèo như kiểm tra sức khoẻ, cắt móng, tắm rửa, bạn nên đeo găng tay dày để tránh bị mèo tấn công nhé.

Mèo không bị dại cắn có sao không

Sử dụng đồ chơi chuyên dụng để chơi với mèo

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên đã giúp bạn giải mã được thắc mắc mèo không bị dại cắn có sao không? Nếu bạn cần tham khảo những sản phẩm chăm sóc mèo cưng để giúp bé luôn vui vẻ và giảm thiểu hành vi gây ra tổn thương, đừng ngần ngại liên hệ với PETKIT by HeLiCorp được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhé.

>> Xem thêm: Mèo cắn có bị dại không? Cách xử lý khi mèo cắn

>> Xem thêm: Mèo bị ghẻ do đâu, có chữa được không?

Từ khóa: mèo bị dại
Viết bình luận của bạn
PETKIT by HeLiCorp

Liên hệ