PETKIT Việt Nam by HeLiCorp

Những nguyên nhân mèo bị dại là gì?

Thứ Hai, 23/09/2024
NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Những nguyên nhân mèo bị dại là gì?

Dại là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm bởi một khi đã phát bệnh, mèo không thể cứu chữa. Hiểu rõ nguyên nhân mèo bị dại giúp bạn phòng ngừa hiệu quả và có những bước xử lý kịp thời khi cần. Bài viết sau của Petkit Việt Nam sẽ đi sâu vào nguyên nhân gây bệnh, các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh, đồng thời hướng dẫn cách nhận biết và xử lý nếu mèo có dấu hiệu mắc dại. Từ đó, giúp bạn bảo vệ tốt hơn cho mèo cưng và cả gia đình.

1. Nguyên nhân mèo bị dại phổ biến nhất

Bệnh dại là một bệnh nhiễm virus Rabies gây ra. Virus này lây truyền chủ yếu thông qua vết cắn của động vật bị nhiễm bệnh, nhất là khi chúng cắn hoặc làm tổn thương da của con vật khác. Đối với mèo, nguyên nhân chính dẫn đến việc chúng bị dại thường liên quan đến các yếu tố như tiếp xúc với động vật hoang dã, thiếu tiêm phòng và môi trường sống không an toàn.

Nguyên nhân mèo bị dại có thể được phân tích dựa trên một số yếu tố chính:

  • Bị cào hoặc cắn bởi động vật nhiễm bệnh:  Khi mèo bị cào hoặc cắn bởi động vật nhiễm dại, vết thương đó sẽ tạo điều kiện cho virus dại xâm hại vào cơ thể của mèo.

  • Lây truyền qua nước bọt của động vật nhiễm bệnh: Virus dại tồn tại trong nước bọt của động vật nhiễm bệnh và lây lan qua việc tiếp xúc với các vùng da bị tổn thương hoặc qua niêm mạc, chẳng hạn như miệng hoặc mắt.

2. Yếu tố làm tăng nguy cơ mèo bị dại

Mèo có thể bị bệnh dại nếu chúng tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh khác nhau. Tuy nhiên, một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh dại ở mèo hơn bình thường:

  • Mèo chưa được tiêm phòng: Một trong những yếu tố nguy hiểm nhất là mèo chưa được tiêm phòng bệnh dại. Khi không được tiêm vắc-xin phòng bệnh, cơ thể mèo không có khả năng chống lại virus dại. Điều này khiến mèo trở nên dễ bị lây nhiễm nếu tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh, đặc biệt qua các vết cắn hoặc các vết thương trầy xước.

  • Mèo hoang: Những bé mèo hoang không có sự chăm sóc y tế và thường xuyên tiếp xúc với các loài động vật có nguy cơ mắc bệnh dại cao. Mèo nuôi có thói quen giao tiếp, tiếp xúc với mèo hoang sẽ dễ bị nhiễm dại. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến để bệnh lây lan giữa các bé mèo trong cùng một khu vực.

nguyên nhân mèo bị dại

Mèo hoang không được chăm sóc y tế và tiếp xúc thường xuyên với động vật có nguy cơ mắc bệnh dại cao

  • Mèo hay đi lang thang: Mèo thường xuyên đi lang thang bên ngoài mà không được chủ nuôi kiểm soát rất dễ tiếp xúc với các loài động vật hoang dã nhiễm bệnh. Khi đi lang thang, mèo sẽ dễ bị tấn công bởi những động vật nhiễm dại hoặc tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm khác. Điều này đặc biệt nguy hiểm vì virus dại lây trực tiếp qua vết cắn hoặc vết thương hở. Ngoài ra, những chú mèo lang thang có thể mang mầm bệnh về nhà và lây bệnh cho các vật nuôi khác và các thành viên trong gia đình.

  • Mèo sống ở vùng có dịch dại: Mèo sống trong khu vực có dịch dại hoặc nơi có nhiều động vật hoang nhiễm bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường. 

Những yếu tố này đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh dại ở mèo. Để bảo vệ mèo và cộng đồng xung quanh, việc tiêm phòng dại định kỳ và hạn chế mèo tiếp xúc với các động vật hoang dã hoặc mèo lạ là rất cần thiết.

>> Xem thêm: Mèo cào có bị dại không? Có cần tiêm phòng không?

3. Cách nhận biết khi mèo bị dại 

Việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh dại ở mèo là rất quan trọng để có thể xử lý kịp thời. Các triệu chứng phổ biến khi mèo bị dại là:

  • Thay đổi hành vi: Mèo có thể trở nên hung hăng, dễ cáu giận hoặc ngược lại, trở nên rụt rè và nhút nhát, bồn chồn.

  • Khó ăn và chảy nước dãi: Mèo bị dại thường gặp khó khăn trong việc ăn uống và thường xuyên chảy nước dãi do cơ miệng bị ảnh hưởng.

  • Liệt cơ và mất kiểm soát: Sự liệt cơ có thể xảy ra, bắt đầu từ các chi và lan rộng ra toàn bộ cơ thể. Mèo không thể tự đứng lên và di chuyển.

  • Nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn: Mèo bị dại có thể trở nên nhạy cảm quá mức, sợ hãi tột độ với ánh sáng và âm thanh. 

  • Hành vi tấn công: Mèo có thể có những hành vi tấn công bất ngờ và không kiểm soát được, điều này là một trong những dấu hiệu rõ nhất của bệnh dại. 

4. Mèo bị dại bao lâu thì chết?

Bệnh dại tiến triển rất nhanh và hầu hết mèo sẽ tử vong trong 1 tuần đổ lại từ khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Thời gian sống sót sau khi bắt đầu các triệu chứng có thể dao động từ 3-7 ngày, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và tốc độ điều trị. Khi bệnh dại đã phát triển đến giai đoạn nặng, việc điều trị gần như là không hiệu quả và tử vong là điều chắc chắn sẽ xảy ra nhanh chóng.

nguyên nhân mèo bị dại

Mèo chỉ sống được 3-7 ngày từ khi bệnh bộc phát

5. Cần làm gì khi phát hiện mèo bị dại?

Khi phát hiện những dấu hiệu mèo bị dại, bạn cần hành động ngay lập tức để bảo vệ bản thân, gia đình và các động vật nuôi khác. Dưới đây là các bước bạn cần phải thực hiện khi mèo bị dại:

Bước 1: Cách ly mèo

Đưa mèo có dấu hiệu nghi nhiễm dại vào khu vực cách ly, tránh tiếp xúc với con người và động vật nuôi khác. Sử dụng găng tay và các biện pháp bảo vệ cá nhân khi xử lý.

Lưu ý: Tránh chạm vào mèo bị nghi nhiễm dại mà không có dụng cụ bảo vệ. Nếu bạn bị cắn hoặc trầy xước, hãy rửa vết thương bằng nước và xà phòng ngay lập tức và liên hệ với cơ sở y tế.

Bước 2: Liên hệ ngay với bác sĩ thú y

Gọi cho bác sĩ thú y để báo cáo về tình trạng của mèo. Bác sĩ thú y có thể đưa ra các hướng dẫn cụ thể về cách xử lý, đồng thời họ sẽ lên kế hoạch để kiểm tra và cách ly mèo nếu cần thiết. Trong một số trường hợp, bác sĩ thú y có thể thực hiện xét nghiệm để xác định mèo có bị nhiễm dại hay không.

nguyên nhân mèo bị dại

Gọi bác sĩ thú y để báo cáo tình trạng mèo

Bước 3: Thông báo cho cơ quan kiểm soát động vật

Liên hệ với các cơ quan kiểm soát động vật hoặc cơ quan chức năng tại địa phương để họ nắm được tình hình. Họ có thể giúp bạn xử lý, cách ly mèo, và đưa ra các biện pháp phòng ngừa bệnh lây lan trong cộng đồng.

Bước 4: Tiêm phòng ngừa cho những người đã tiếp xúc

Nếu bạn hoặc ai đó trong gia đình đã tiếp xúc trực tiếp với mèo nghi nhiễm dại, đặc biệt là nếu bị cắn hoặc trầy xước, cần đến cơ sở y tế ngay lập tức để được tiêm phòng ngừa bệnh dại. Việc tiêm phòng sau khi tiếp xúc là cách duy nhất để ngăn chặn bệnh phát triển.

Bước 5: Theo dõi tình trạng sức khỏe của các vật nuôi khác

Nếu mèo bị nghi nhiễm dại đã tiếp xúc với các vật nuôi khác trong nhà, bạn cần theo dõi kỹ lưỡng sức khỏe của chúng. Đồng thời, thông báo cho bác sĩ thú y để tiêm phòng hoặc cách ly nếu cần thiết.

Bước 6: Thực hiện tiêm phòng dại cho mèo và vật nuôi khác

Để bảo vệ mèo và các động vật khác trong gia đình, đảm bảo rằng tất cả đã được tiêm phòng dại đúng lịch. Việc tiêm phòng là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất và được khuyến khích thực hiện định kỳ theo khuyến cáo của bác sĩ thú y.

Hiểu rõ nguyên nhân mèo bị dại và các yếu tố nguy cơ giúp bạn có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ mèo và cộng đồng. Khi áp dụng các biện pháp phòng ngừa đúng đắn, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cho mèo và những người xung quanh.

>> Xem thêm: Mèo không bị dại cắn có sao không?

>> Xem thêm: Mèo bị lòi dom là bệnh gì, chữa trị ra sao?

>> Xem thêm: Mèo bị chảy nước mắt do đâu? Điều trị thế nào cho hiệu quả?

Từ khóa: mèo bị dại
Viết bình luận của bạn
PETKIT by HeLiCorp

Liên hệ