Chăm Sóc Mèo

Top các dấu hiệu mèo đực gào cái mà sen cần nắm

03/10/2024

Top các dấu hiệu mèo đực gào cái mà sen cần nắm

Bạn đột nhiên phát hiện mèo đực nhà bạn có những thay đổi rõ rệt về tính tình lẫn sinh lý: thường xuyên kêu gào không lý do, thực hiện các hành vi đánh dấu lãnh thổ (tè bậy), hay có xu hướng thu hút bạn tình? Đây có thể chính là dấu hiệu mèo đực gào cái. Để hiểu rõ hơn về lý do, dấu hiệu mèo đực động dục điển hình, cũng như cách xử lý phù hợp, hãy cùng...

Mèo phối giống mấy lần thì được? Thời điểm phối tốt nhất

Mèo phối giống mấy lần thì được? Thời điểm phối tốt nhất

Việc phối giống cho mèo không chỉ đơn giản là ghép đôi tìm bạn đời cho chúng, mà còn để đảm bảo mèo mẹ có thể mang thai và sinh ra những chú mèo con khoẻ mạnh. Quá trình này đòi hỏi chủ nuôi cần có hiểu biết rõ về việc mèo phối giống mấy lần thì được, và đâu là thời điểm phù hợp để có thể thực hiện phối giống thành công. Trong bài viết này, PETKIT by HeLiCorp sẽ cùng bạn tìm hiểu về tần suất phối giống và những yếu tố quan trọng giúp hỗ trợ quá trình thụ thai hiệu quả dành cho mèo. 1. Vì sao cần phối giống mèo? Phối giống mèo không chỉ giúp duy trì sự phát triển của loài mèo mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc: Duy trì và cải thiện nòi giống: Đây là lý do chính của việc phối giống. Những giống mèo đặc biệt như Ba Tư, Sphynx hay Scottish Fold cần được phối giống đúng cách để giữ nguyên được những đặc điểm di truyền quý giá. Điều này giúp đảm bảo tính thuần chủng, hạn chế nguy cơ suy thoái giống và duy trì đặc tính ngoại hình, màu lông quý hiếm, hay tính cách độc đáo của từng giống mèo. Cân bằng nhu cầu sinh lý: Đối với mèo cái, việc không được giao phối trong thời kỳ động dục có thể dẫn đến căng thẳng, kích động, kêu la nhiều và có những hành động bất thường do có sự thay đổi về hormone. Phát triển các giống mèo mới: Ngoài mục đích duy trì các giống thuần chủng, các nhà lai tạo thường kết hợp những giống mèo khác nhau để tạo ra các dòng mèo mới với ngoại hình, màu lông, tính cách đa dạng, đáp ứng sở thích và nhu cầu của nhiều người nuôi mèo. Lợi ích về mặt sức khoẻ: Khi được phối giống và mang thai một cách tự nhiên, cơ thể mèo mẹ sẽ tiết ra những hormone cần thiết giúp duy trì sức khoẻ tổng thể. Ngoài ra, sinh nở cũng giúp mèo mẹ trở nên bình tĩnh và ổn định hơn, đồng thời tạo ra sự gắn kết mạnh mẽ giữa mèo mẹ và mèo con sau sinh. Phối giống giúp duy trì và cải thiện nòi giống các dòng mèo quý hiếm 2. Mèo phối giống mấy lần thì được? Để xác định mèo phối giống mấy lần thì được, bạn cần hiểu rõ chu kỳ sinh sản và thời điểm thích hợp để phối giống sao cho tỷ lệ thụ thai cao nhất:  Khả năng sinh sản: Mèo cái có khả năng mang thai từ 5 đến 20 tháng tuổi. Giai đoạn mèo có thể phối giống và mang thai hiệu quả nhất thường nằm trong khoảng từ 6 đến 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, một điều quan trọng cần được lưu ý là mèo không nên được phối giống ngay lần đầu tiên động dục, vì cơ thể của chúng chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ để có thể mang thai an toàn. Chu kỳ động dục của mèo: Mèo cái thường bước vào giai đoạn động dục khi đạt 6 đến 9 tháng tuổi, thời điểm này có thể thay đổi tùy theo giống mèo và điều kiện chăm sóc. Trong một năm, mèo cái có thể động dục nhiều lần, mỗi chu kỳ kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Trong chu kỳ này, mèo cái sẽ có những biểu hiện gào đực đặc trưng như kêu to và kéo dài, trở nên thân thiện hoặc lo âu, đi lại không ngừng, cọ xát vào vật dụng, lăn lộn trên sàn nhà, đánh dấu lãnh thổ nhiều hơn và có những tư thế mời gọi mèo đực. Mèo lăn lộn trên sàn nhà trong giai đoạn động dục Số lần phối giống: Thông thường, không thể xác định chính xác được mèo phối giống mấy lần thì đậu thai vì còn phụ thuộc vào tuổi tác và tình trạng sức khỏe của mèo. Để tăng tỷ lệ đậu thai, các chuyên gia khuyến nghị nên cho mèo phối giống từ 2 đến 3 lần trong vòng 48 giờ đầu tiên khi chúng bắt đầu có dấu hiệu động dục rõ ràng. Có thể cho mèo phối giống mỗi ngày hoặc mỗi 12 đến 24 giờ. Tuy nhiên, không nên quá ép buộc mèo phối giống quá nhiều lần trong ngày vì có thể gây stress cho cả mèo cái và mèo đực. Thời điểm thích hợp để phối giống: Mèo đang trong giai đoạn rụng trứng là thời điểm tốt nhất để thực hiện, thường xảy ra trong vòng 2 đến 3 ngày sau khi bắt đầu động dục. Một mẹo để xác định thời điểm phù hợp là quan sát hành vi của mèo cái, nếu chúng chấp nhận...

25/09/2024

Điểm danh 10 loài mèo đắt nhất thế giới và lý do chúng đắt đỏ

Điểm danh 10 loài mèo đắt nhất thế giới và lý do chúng đắt đỏ

Mèo là loài thú cưng được nhiều người yêu thích bởi sự đáng yêu và quý phái của chúng. Tuy nhiên, không phải loài mèo nào cũng có mức giá giống nhau, có những giống mèo quý hiếm đến mức bạn phải bỏ ra hàng chục nghìn đô la để có thể sở hữu chúng. Từ ngoại hình độc đáo, nguồn gốc quý hiếm, cho đến tính cách đặc biệt, những chú mèo này không chỉ là thú cưng mà còn là niềm tự hào của những người đam mê. Hãy cùng PETKIT by HeLiCorp khám phá top 10 giống mèo đắt nhất thế giới và lý do khiến chúng trở nên xa xỉ như vậy tại bài viết dưới đây nhé. 1. Bật mí 10 giống mèo đắt nhất thế giới Hiện nay trên giới có khoảng 250 giống mèo được mua bán, trong tổng số 3.000 giống mèo. Tùy vào nguồn gốc, hình dáng và những điểm khác biệt mà giá cả của chúng cũng trở nên khác nhau. Sau đây là top mèo đắt nhất thế giới mà có thể bạn chưa biết đến. 1.1 Mèo Ashera Mèo Ashera được xem là một trong những giống mèo đắt nhất thế giới với mức giá có thể lên đến 125.000$. Đây là một giống mèo được tạo ra thông qua quá trình lai tạo giữa mèo nhà và mèo báo gốc châu Á. Điểm đặc biệt của mèo Ashera nằm ở ngoại hình to lớn, bộ lông vằn giống như loài báo và tính cách khá hoang dã. Không chỉ nổi bật về ngoại hình, giống mèo này còn rất thông minh, dễ huấn luyện và có thể sống chung với con người một cách hoà bình nếu được nuôi dạy cẩn thận. Mèo Ashera có giá tiền xa xỉ nhất thế giới 1.2 Mèo Savannah Đứng thứ hai trong danh sách những giống mèo mắc nhất thế giới là mèo Savannah với mức giá trung bình từ 10.000$ đến 50.000$. Mèo Savannah là kết quả của sự lai tạo giữa mèo nhà và loài Serval - một loài mèo hoang dã châu Phi. Giống mèo này có đôi tai lớn, chân dài và bộ lông đốm đẹp mắt. Mèo Savannah rất năng động và vô cùng thân thiện với con người, đặc biệt rất phù hợp với các gia đình yêu thích vận động ngoài trời. Mèo Savannah có nguồn gốc hoang dã từ châu Phi 1.3 Mèo Bengal Mèo Bengal cũng là một giống mèo lai nổi tiếng, có giá từ 3.000$ đến 25.000$. Chúng có bộ lông đốm với các hoạ tiết giống như loài báo và có nguồn gốc từ sự lai tạo giữa mèo nhà và mèo rừng châu Á. Với tính cách năng động, tinh nghịch nhưng lại rất trung thành, mèo Bengal đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho những người muốn nuôi một giống mèo sang trọng nhưng không kém phần quấn chủ. Mèo Bengal có vẻ ngoài đáng yêu 1.4 Mèo Ba Tư Mèo Ba Tư hay còn gọi là mèo Persian, được xem là con mèo đắt nhất thế giới với lịch sử lâu đời và phổ biến nhất có nguồn gốc từ Iran, chúng có mức giá dao động từ 1.500$ đến 5.000$. Điểm nổi bật của giống mèo này là khuôn mặt “tịt” và bộ lông dài, mượt. Mèo Ba Tư có tính cách dịu dàng, bình tĩnh và rất thân thiện, thích hợp với những người sống trong căn hộ kín hoặc không gian yên tĩnh. >> Xem thêm: Tất tần tật cách chăm sóc mèo Ba Tư dành cho Sen Mèo Ba Tư có khuôn mặt đặc biệt 1.5 Mèo Siamese Mèo Siamese hay còn được biết đến là mèo Xiêm, là một giống mèo cổ xưa có nguồn gốc từ Thái Lan. Mèo Siamese nổi tiếng với đôi mắt xanh lấp lánh, thân hình thon gọn cùng bộ lông mượt mà. Giá của mèo Siamese dao động từ 800$ đến 2.500$ tuỳ vào dòng thuần chủng và xuất xứ. Giống mèo này rất thông minh, hay tò mò và thường rất quấn người. Chúng là sự lựa chọn lý tưởng cho những gia đình yêu thích thú cưng thông minh và dễ huấn luyện. Siamese là giống mèo rất được ưa chuộng 1.6 Mèo Peterbald Peterbald là giống mèo không lông quý hiếm đến từ Nga, có mức giá dao động từ 1.700$ đến 5.000$. Điểm đặc biệt của giống mèo này là chúng không có bộ lông truyền thống mà thay vào đó là một lớp da mịn màng. Mèo Peterbald sống rất tình cảm, thân thiện và thích sự chú ý từ con người. Điều này khiến chúng trở thành một lựa chọn phổ biến trong giới yêu mèo, nhất là với những người thích thể hiện sự yêu thương. Mèo Peterbald không lông quý hiếm 1.7 Mèo Toyger Mèo Toyger có mức giá dao động từ 3.000$ đến 7.500$ và là một trong những...

24/09/2024

Những nguyên nhân mèo bị dại là gì?

Những nguyên nhân mèo bị dại là gì?

Dại là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm bởi một khi đã phát bệnh, mèo không thể cứu chữa. Hiểu rõ nguyên nhân mèo bị dại giúp bạn phòng ngừa hiệu quả và có những bước xử lý kịp thời khi cần. Bài viết sau của Petkit Việt Nam sẽ đi sâu vào nguyên nhân gây bệnh, các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh, đồng thời hướng dẫn cách nhận biết và xử lý nếu mèo có dấu hiệu mắc dại. Từ đó, giúp bạn bảo vệ tốt hơn cho mèo cưng và cả gia đình. 1. Nguyên nhân mèo bị dại phổ biến nhất Bệnh dại là một bệnh nhiễm virus Rabies gây ra. Virus này lây truyền chủ yếu thông qua vết cắn của động vật bị nhiễm bệnh, nhất là khi chúng cắn hoặc làm tổn thương da của con vật khác. Đối với mèo, nguyên nhân chính dẫn đến việc chúng bị dại thường liên quan đến các yếu tố như tiếp xúc với động vật hoang dã, thiếu tiêm phòng và môi trường sống không an toàn. Nguyên nhân mèo bị dại có thể được phân tích dựa trên một số yếu tố chính: Bị cào hoặc cắn bởi động vật nhiễm bệnh:  Khi mèo bị cào hoặc cắn bởi động vật nhiễm dại, vết thương đó sẽ tạo điều kiện cho virus dại xâm hại vào cơ thể của mèo. Lây truyền qua nước bọt của động vật nhiễm bệnh: Virus dại tồn tại trong nước bọt của động vật nhiễm bệnh và lây lan qua việc tiếp xúc với các vùng da bị tổn thương hoặc qua niêm mạc, chẳng hạn như miệng hoặc mắt. 2. Yếu tố làm tăng nguy cơ mèo bị dại Mèo có thể bị bệnh dại nếu chúng tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh khác nhau. Tuy nhiên, một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh dại ở mèo hơn bình thường: Mèo chưa được tiêm phòng: Một trong những yếu tố nguy hiểm nhất là mèo chưa được tiêm phòng bệnh dại. Khi không được tiêm vắc-xin phòng bệnh, cơ thể mèo không có khả năng chống lại virus dại. Điều này khiến mèo trở nên dễ bị lây nhiễm nếu tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh, đặc biệt qua các vết cắn hoặc các vết thương trầy xước. Mèo hoang: Những bé mèo hoang không có sự chăm sóc y tế và thường xuyên tiếp xúc với các loài động vật có nguy cơ mắc bệnh dại cao. Mèo nuôi có thói quen giao tiếp, tiếp xúc với mèo hoang sẽ dễ bị nhiễm dại. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến để bệnh lây lan giữa các bé mèo trong cùng một khu vực. Mèo hoang không được chăm sóc y tế và tiếp xúc thường xuyên với động vật có nguy cơ mắc bệnh dại cao Mèo hay đi lang thang: Mèo thường xuyên đi lang thang bên ngoài mà không được chủ nuôi kiểm soát rất dễ tiếp xúc với các loài động vật hoang dã nhiễm bệnh. Khi đi lang thang, mèo sẽ dễ bị tấn công bởi những động vật nhiễm dại hoặc tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm khác. Điều này đặc biệt nguy hiểm vì virus dại lây trực tiếp qua vết cắn hoặc vết thương hở. Ngoài ra, những chú mèo lang thang có thể mang mầm bệnh về nhà và lây bệnh cho các vật nuôi khác và các thành viên trong gia đình. Mèo sống ở vùng có dịch dại: Mèo sống trong khu vực có dịch dại hoặc nơi có nhiều động vật hoang nhiễm bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.  Những yếu tố này đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh dại ở mèo. Để bảo vệ mèo và cộng đồng xung quanh, việc tiêm phòng dại định kỳ và hạn chế mèo tiếp xúc với các động vật hoang dã hoặc mèo lạ là rất cần thiết. >> Xem thêm: Mèo cào có bị dại không? Có cần tiêm phòng không? 3. Cách nhận biết khi mèo bị dại  Việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh dại ở mèo là rất quan trọng để có thể xử lý kịp thời. Các triệu chứng phổ biến khi mèo bị dại là: Thay đổi hành vi: Mèo có thể trở nên hung hăng, dễ cáu giận hoặc ngược lại, trở nên rụt rè và nhút nhát, bồn chồn. Khó ăn và chảy nước dãi: Mèo bị dại thường gặp khó khăn trong việc ăn uống và thường xuyên chảy nước dãi do cơ miệng bị ảnh hưởng. Liệt cơ và mất kiểm soát: Sự liệt cơ có thể xảy ra, bắt đầu từ các chi và lan rộng ra toàn bộ cơ thể. Mèo không thể tự đứng lên và di...

23/09/2024

Mèo bị dại bao lâu thì chết? Quá trình phát bệnh như thế nào?

Mèo bị dại bao lâu thì chết? Quá trình phát bệnh như thế nào?

Dại là một bệnh lý được đánh giá nguy hiểm và có thể gây tử vong ở hầu hết mọi loài động vật, kể cả con người. Đáng chú ý, virus dại dễ lây truyền cho vật nuôi, đặc biệt là mèo. Vậy trường hợp mèo bị dại có chết không, và mèo bị dại bao lâu thì chết? Trong bài viết này, PETKIT Việt Nam By Helicorp sẽ cập nhật thông tin đến bạn về quá trình ủ bệnh dại, các triệu chứng và các xử lý khi mèo bị dại, theo dõi ngay! 1. Quá trình phát bệnh dại ở mèo Bệnh dại là một loại bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus thuộc họ Rhabdoviridae. Virus này sẽ tấn công trực tiếp lên hệ trung ương thần kinh của mèo bao gồm bộ não và tuỷ sống. Bệnh dại thường xuất phát ở các loài động vật hoang dã hoặc chó mèo hoang không được tiêm ngừa vắc xin dại. Nếu thú cưng của bạn thường xuyên “bỏ nhà” đi chơi liên tục nhiều ngày và chưa được tiêm vắc xin, khả năng lây nhiễm bệnh dại từ bên ngoài là rất cao. Có hai con đường lây nhiễm dại sang mèo của bạn: Thông qua vết cắn: Chó/mèo bị nhiễm virus dại cắn mèo của bạn và truyền virus dại vào trong cơ thể thú cưng. Virus sẽ từ vị trí vết cắn di chuyển theo các dây thần kinh cho đến khi đến tủy sống và bắt đầu thâm nhập vào não của “boss". Thông qua nước bọt: Nước bọt của chó/ mèo bị mắc bệnh dại tiếp xúc với vết thương hở hoặc niêm mạc (như nướu răng, mắt,...) cũng có thể làm lây truyền virus dại. Virus dại sẽ thông qua vết cắn của chó mèo bị dại lây nhiễm sang cơ thể thú cưng Khi một bé mèo mắc bệnh dại, bệnh sẽ tiến triển qua ba giai đoạn chính, mỗi giai đoạn có các triệu chứng cụ thể. Dưới đây là các giai đoạn và triệu chứng tiến triển của bệnh dại ở mèo mà bạn có thể quan sát: 1.1 Giai đoạn 1 - Giai đoạn tiền triệu chứng Ở giai đoạn này, mèo nhiễm virus dại thường xuất hiện những hành vi bất thường so với tính cách hằng ngày của bé. Ví dụ, mèo của bạn có tính cách hướng ngoại nhưng giờ đây lại trở nên nhút nhát, rụt rè hơn hẳn.  Bạn có thể thấy mèo có sự thay đổi bất thường về tính cách sau một thời gian “đi chơi”, hoặc sau khi bị chó, mèo khác tấn công và tạo thành các thương tổn trên da, có thể mèo đã bị nhiễm virus dại. Hãy nhanh chóng cách ly chúng ra khỏi các thú cưng còn lại và thành viên trong gia đình bạn. Sau đó chưa bé đến thăm khám bác sĩ thú y để được chẩn đoán chính xác. 1.2 Giai đoạn 2 - Giai đoạn hung hăng Sau một thời gian nhiễm virus, mèo sẽ chuyển sang giai đoạn hung dữ. Đây là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm, thú cưng của bạn có thể trở nên lo lắng, bồn chồn và hung dữ với mọi người, mọi vật xung quanh. Ở giai đoạn này, mèo có thể bắt đầu khởi phát một số triệu chứng bệnh dại như: chảy nước mắt liên tục, co giật cơ thể và chán ăn. Virus dại ở giai đoạn này đã bắt đầu tấn công lên hệ thần kinh và ngăn chặn mèo nuốt thức ăn. Lúc này, mèo xuất hiện triệu chứng bệnh dại điển hình là chảy nhiều nước dãi. Khi virus dại tấn công vào cơ thể một thời gian, có thể mèo chảy nhiều nước dãi 1.3 Giai đoạn 3 - Giai đoạn tê liệt Đây là giai đoạn cuối cùng trong quá trình mèo mắc bệnh dại. Lúc này virus đã chiếm lấy toàn bộ trung ương thần kinh não của mèo. Mèo nhiễm bệnh sẽ bị: Tê liệt cơ thể, mất khả năng di chuyển. Gặp khó khăn trong việc hít thở, liên tục thở khò khè. Cuối cùng, mèo sẽ tiến vào trạng thái hôn mê và tử vong do bị mất khả năng điều khiển chức năng của hệ thần kinh trung ương. 2. Mèo bị dại sống được bao lâu? Trong trường hợp bị mắc virus dại, chó mèo bị dại bao lâu thì chết? Như đã liệt kê ở phần trên, mèo nhiễm virus dại phải trải qua giai đoạn ủ bệnh và phát bệnh. Một khi mèo đã biểu hiện các triệu chứng của bệnh dại, đồng nghĩa với việc virus đã xâm nhập và gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương, mèo thường sẽ chết trong vòng vài ngày. Như vậy, mèo sẽ trải qua thời gian ủ bệnh thường diễn ra trong khoảng...

22/09/2024

Mèo cào có bị dại không? Có cần tiêm phòng không?

Mèo cào có bị dại không? Có cần tiêm phòng không?

Trong cuộc sống hàng ngày, mèo là thú cưng gần gũi và đáng yêu đối với nhiều gia đình. Tuy nhiên, những trường hợp mèo cào hoặc cắn có thể khiến nhiều người lo lắng về nguy cơ mắc bệnh dại. Vậy mèo cào có bị dại không? Bài viết dưới đây của PETKIT sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này và cách bảo vệ bản thân khi bị mèo cào. 1. Bệnh dại ở mèo có lây không? Bệnh dại là một căn bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm do virus thuộc họ Rhabdoviridae gây ra, có khả năng tấn công trực tiếp vào hệ thần kinh, dẫn đến viêm não cấp tính. Virus dại có thể lây lan từ mèo sang mèo, từ mèo sang các loài động vật khác, và đặc biệt là từ mèo sang người thông qua vết cắn hoặc cào.  Tuy nhiên, nếu mèo của bạn được tiêm phòng đầy đủ, nguy cơ mắc bệnh gần như không đáng kể. Ngược lại, nếu mèo chưa được tiêm phòng hoặc tiếp xúc với động vật hoang dã mang virus, nguy cơ nhiễm dại sẽ gia tăng. Trong trường hợp bị mèo dại cào hoặc cắn, khả năng lây nhiễm là hoàn toàn có thể xảy ra. 2. Mèo cào có bị dại không?  Mèo cào có bị dại không? Câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, mức độ nguy cơ cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bệnh dại chủ yếu lây qua nước bọt của động vật nhiễm bệnh khi cắn hoặc liếm vào vết thương hở. Tuy nhiên, nếu móng vuốt mèo dính nước bọt chứa virus dại và bạn bị mèo cào, khả năng lây nhiễm vẫn có thể xảy ra. Nguy cơ lây nhiễm cao khi nào? Mèo bị dại: Mèo mắc bệnh dại thường có những triệu chứng như hung hăng bất thường, sợ nước, sợ ánh sáng và có thể chảy nước dãi. Nếu bạn bị mèo nhiễm dại cào, khả năng lây nhiễm sẽ rất cao. Mèo hoang hoặc mèo chưa tiêm phòng: Đây là những trường hợp tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh dại lớn, đặc biệt khi vết cào chảy máu hoặc sâu. Mèo liếm vào vết cào: Nếu mèo bị nhiễm dại liếm vào vết cào trước khi bạn kịp xử lý vết thương, nguy cơ lây nhiễm sẽ gia tăng đáng kể. Không vệ sinh kỹ vết thương: Nếu vết cào không được rửa sạch và xử lý đúng cách, vi khuẩn và virus, trong đó có virus dại, dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Khi nào nguy cơ lây nhiễm thấp? Mèo đã được tiêm phòng: Nếu mèo của bạn đã được tiêm phòng đầy đủ, khả năng mắc bệnh dại là rất nhỏ. Do đó, nếu bị mèo cào, nguy cơ lây bệnh sẽ thấp. Vết cào nhẹ ngoài da: Nếu vết cào chỉ xước nhẹ và không chảy máu, nguy cơ lây nhiễm khá thấp, nhất là khi vết thương được rửa kỹ. Xử lý vết thương đúng cách: Ngay khi bị cào, việc rửa sạch vết thương với xà phòng và nước, sau đó sát trùng kỹ sẽ giảm thiểu đáng kể nguy cơ nhiễm bệnh. Tóm lại, dù việc mèo cào có thể gây lây nhiễm bệnh dại, nhưng nguy cơ cao hay thấp còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mèo và cách bạn xử lý vết thương sau đó. Luôn tiêm phòng đầy đủ cho mèo và giữ vết thương sạch sẽ là biện pháp phòng ngừa tốt nhất. >> Xem thêm: Mèo cắn có bị dại không? Cách xử lý khi mèo cắn Bệnh dại ở mèo chủ yếu lây qua nước bọt  3. Bị mèo cào có cần tiêm phòng không? Một câu hỏi khác thường được đặt ra là "bị mèo cào có cần tiêm phòng không?". Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng tiêm phòng của mèo và mức độ nghiêm trọng của vết cào.  Nếu vết thương do mèo cào bị chảy máu và mèo có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh dại, tốt nhất là bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra  và tiêm phòng cho bản thân nếu cần. Nếu mèo đã mắc bệnh dại, việc tiêm phòng cho người bị cào là vô cùng quan trọng. Bởi một khi phát dại, bệnh gần như luôn gây tử vong mà không thể cứu chữa. 4. Cách xử lý khi bị mèo cào Khi bị mèo cào, bạn cần tiến hành các bước sau: Bước 1: Rửa sạch vết thương Dùng xà phòng và nước sạch để rửa kỹ vết cào trong ít nhất 15 phút. Đây là bước quan trọng để loại bỏ vi khuẩn và nguy cơ nhiễm trùng. Bước 2: Sát trùng vết thương Sử dụng dung dịch sát khuẩn như cồn 70 độ hoặc dung dịch iod để sát trùng vết cào. Điều này giúp giảm...

21/09/2024

Dấu hiệu mèo bị dại gồm những gì? Cách nhận biết nhanh nhất!

Dấu hiệu mèo bị dại gồm những gì? Cách nhận biết nhanh nhất!

Dại là một căn bệnh nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến mèo mà còn có khả năng lây sang con người và các loài động vật khác. Vì vậy, việc nhận biết dấu hiệu mèo bị dại là vô cùng quan trọng. Khi phát hiện sớm các triệu chứng, bạn có thể ngăn chặn bệnh dại lan rộng và bảo vệ bản thân cũng như những người xung quanh. Trong bài viết này, PETKIT sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh dại để có cách xử lý kịp thời. 1. Vì sao cần biết dấu hiệu mèo bị dại? Bệnh dại là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do virus thuộc họ Rhabdoviridae gây ra. Virus này lây lan chủ yếu qua vết cắn hoặc nước bọt từ động vật nhiễm bệnh. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, nó tấn công hệ thần kinh, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như viêm não. Bệnh vô cùng nguy hiểm bởi một khi đã phát bệnh, nguy cơ tử vong là chắc chắn và không có phương pháp điều trị hiệu quả.  Điều này làm cho việc nhận biết mèo bị dại từ giai đoạn sớm trở nên rất cần thiết. Khi nắm được những dấu hiệu cơ bản, bạn có thể: Giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho bạn và gia đình. Có biện pháp cách ly và chăm sóc mèo kịp thời. Hạn chế sự lây lan của bệnh dại cho các động vật khác. Tiêm phòng kịp thời cho người đã tiếp xúc với nguy cơ nhiễm bệnh dại. 2. Những biểu hiện mèo bị dại điển hình nhất Bệnh dại ở mèo thường trải qua ba giai đoạn chính: giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn triệu chứng thể dại đơ và giai đoạn triệu chứng thể dại cuồng. Mỗi giai đoạn đều có những biểu hiện mèo bị dại riêng, và việc nhận biết những triệu chứng này sẽ giúp bạn có biện pháp phòng ngừa hiệu quả hơn. 2.1 Giai đoạn ủ bệnh Ở giai đoạn này, virus đã xâm nhập vào cơ thể mèo nhưng chưa biểu hiện rõ ràng. Thời gian ủ bệnh dại ở mèo thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào khoảng cách từ vết cắn đến não bộ. Đây là giai đoạn khó nhận biết nhất, nhưng có một số thay đổi nhỏ trong hành vi của mèo mà bạn có thể quan sát: Mèo trở nên e dè, nhút nhát hơn bình thường. Khẩu vị và thói quen ăn uống thay đổi. Một số mèo có thể bị kích động nhẹ hoặc mất hứng thú với môi trường xung quanh. Dù những dấu hiệu của mèo bị dại trong giai đoạn này không rõ ràng, nhưng nếu mèo của bạn có tiếp xúc với động vật hoang dã hoặc bị cắn, bạn nên theo dõi kỹ hành vi của chúng. Thời gian ủ bệnh của bệnh dại ở mèo thường dao động từ vài tuần đến vài tháng 2.2 Giai đoạn triệu chứng - thể dại đơ Đây là giai đoạn mà biểu hiện mèo bị dại bắt đầu trở nên rõ rệt hơn. Thể dại đơ khiến mèo trở nên lừ đừ, mất năng lượng và có thể bị liệt ở một số bộ phận trên cơ thể. Liệt cơ: Một trong những dấu hiệu mèo bị dại điển hình nhất trong giai đoạn này là sự liệt cơ, bắt đầu từ các chi và dần dần lan đến phần đầu. Mèo có thể không thể di chuyển hoặc đứng lên như bình thường. Khó nuốt: Triệu chứng khó nuốt hoặc nuốt đau có thể xuất hiện, do ảnh hưởng đến các cơ liên quan. Nước dãi: Mèo bắt đầu chảy nước dãi nhiều hơn bình thường do khó nuốt, tạo ra một hình ảnh rất điển hình của bệnh dại. Thay đổi hành vi: Mèo trở nên yên lặng, không phản ứng hoặc có thể tránh tiếp xúc với con người và các động vật khác. Thể dại đơ thường kết thúc nhanh chóng, và mèo sẽ chuyển sang giai đoạn nguy hiểm hơn nếu không được xử lý kịp thời. 2.3. Giai đoạn triệu chứng - thể dại cuồng Thể dại cuồng là giai đoạn mà hiện tượng mèo bị dại trở nên cực kỳ nghiêm trọng và nguy hiểm. Đây là lúc mèo trở nên hung hăng, mất kiểm soát và có thể tấn công bất kỳ ai hoặc bất kỳ thứ gì. Hành vi tấn công: Một trong những triệu chứng mèo bị dại đáng sợ nhất trong giai đoạn này là mèo sẽ tấn công con người, động vật hoặc thậm chí là đồ vật một cách bất ngờ và hung dữ. Hành vi này là hậu quả của sự kích động quá mức trong hệ thần kinh. Loạn trí: Mèo có thể chạy loạn xạ, gầm gừ, rít và có những hành vi bất thường, không kiểm soát được. Ám ảnh ánh sáng và tiếng ồn: Một biểu hiện của...

20/09/2024

PETKIT by HeLiCorp

Liên hệ