Chăm Sóc Mèo

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo ủ bệnh bao lâu?

08/07/2024

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo ủ bệnh bao lâu?

Bệnh suy giảm bạch cầu ở mèo còn có tên gọi khác là bệnh viêm ruột truyền nhiễm - một căn bệnh nghiêm trọng có thể gây ra tử vong. Điều quan trọng là bạn cần hiểu hơn về căn bệnh này, bao gồm cả yếu tố bệnh giảm bạch cầu ở mèo ủ bệnh bao lâu để có thể phát hiện và chữa trị kịp thời.  1. Thông tin về bệnh giảm bạch cầu ở mèo: Có tên gọi khoa học là Felien...

Các giai đoạn bệnh giảm bạch cầu ở mèo mà Sen cần biết

Các giai đoạn bệnh giảm bạch cầu ở mèo mà Sen cần biết

Giảm bạch cầu ở mèo là một trong những nỗi lo lắng lớn nhất đối với người nuôi mèo vì bệnh tiến triển rất nhanh và gây tử vong cao. Việc nhận biết bệnh và hiểu rõ các giai đoạn bệnh giảm bạch cầu ở mèo là cách bảo vệ “boss” khỏi mối nguy hiểm này. Cùng PETKIT By HeLiCorp tìm hiểu những thông tin về bệnh giảm bạch cầu ở mèo và quá trình phát triển bệnh từ giai đoạn ủ bệnh đến khi phục hồi hoặc tử vong. 1. Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là bệnh gì? Bệnh giảm bạch cầu ở mèo, còn gọi là bệnh Feline Panleukopenia Virus (FPV), là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Parvovirus, tác động trực tiếp tới hệ miễn dịch của mèo. Khi bị virus này tấn công, các tế bào bạch cầu trong máu suy giảm nghiêm trọng, khiến mèo dễ bị nhiễm trùng thứ cấp. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng và gây tử vong cao đối với mèo con, mèo già và mèo có sức khỏe yếu. Parvovirus tồn tại nhiều tháng trong môi trường, có thể lây lan qua phân, nước tiểu và nước bọt của mèo bệnh. Điều này không chỉ gây nguy hiểm cho mèo bị FPV mà còn cho cả quần thể mèo sống chung khu vực nếu không có biện pháp kiểm soát hiệu quả.  Khi mèo bị nhiễm virus, chúng không có triệu chứng rõ ràng nhưng khi bệnh tiến triển, các triệu chứng nặng sẽ xuất hiện nhanh chóng như: nôn mửa, tiêu chảy kèm máu, sốt cao, bỏ ăn và mất nước trầm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây tử vong cho mèo trong vòng vài ngày. Người nuôi nên nhận biết sớm các dấu hiệu để đưa mèo đi trị liệu đúng lúc.  Các giai đoạn bệnh giảm bạch cầu ở mèo phát triển nhanh do virus Parvovirus gây ra 2. Nguyên nhân mèo bị bệnh giảm bạch cầu? Virus Parvovirus có khả năng lây lan nhanh chóng khi mèo tiếp xúc trực tiếp với phân, nước tiểu và nước bọt của mèo nhiễm bệnh. Đồng thời, virus cũng bám trên các bề mặt vật dụng như: chuồng, bát ăn uống, đồ chơi,... mà mèo bệnh thường tiếp xúc. Đối với những khu vực có nhiều mèo sống chung, việc lây lan mạnh mẽ này khiến người nuôi rất khó kiểm soát và phòng ngừa bệnh cho mèo. Mèo tiếp xúc với phân nhiễm virus khiến các giai đoạn bệnh giảm bạch cầu trầm trọng Ngoài ra, mèo chưa được tiêm phòng đầy đủ là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh giảm bạch cầu. Đặc biệt là mèo con, vì hệ miễn dịch của chúng chưa phát triển toàn diện, khiến bệnh trở nên trầm trọng do cơ thể không tự sản xuất kháng thể để chống lại virus. Chủ nhân nên đảm bảo mèo được tiêm phòng định kỳ ngay từ nhỏ để bảo vệ chúng khỏi các bệnh truyền nhiễm, bao gồm FPV. Môi trường sống không sạch sẽ cũng tạo điều kiện cho virus Parvovirus phát triển và lây lan. Người nuôi nên thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ khu vực mèo sống và đồ dùng chúng hay tiếp xúc. Bên cạnh đó, mèo bệnh nên được cách ly để điều trị nhằm tránh lây nhiễm cho những bạn mèo sống chung. 3. Có bao nhiêu giai đoạn bệnh giảm bạch cầu ở mèo? Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có ba giai đoạn chính: giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn cấp tính và giai đoạn phục hồi hoặc tử vong. Việc hiểu rõ từng giai đoạn bệnh giảm bạch cầu ở mèo sẽ giúp chủ nuôi nhận biết sớm các dấu hiệu để đưa mèo đi trị bệnh kịp thời. Cụ thể như sau: 3.1 Giai đoạn ủ bệnh Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có thời gian ủ bệnh trung bình từ 2-3 ngày, tuy nhiên trong một số trường hợp, thời gian có thể kéo dài tới 10 ngày. Giai đoạn này xảy ra khi virus Parvovirus bắt đầu xâm nhập vào cơ thể mèo, gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.  Giai đoạn ủ bệnh không có dấu hiệu rõ ràng khi mèo bị bệnh giảm bạch cầu Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn ủ bệnh rất khó vì mèo không xuất hiện triệu chứng rõ ràng nào. Điều này làm tăng nguy cơ lây lan virus một cách âm thầm trong khu vực nuôi nhiều mèo. Mèo nhiễm Parvovirus có thể truyền sang cho mèo khác thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với chất thải mèo bệnh hoặc tiếp xúc gián tiếp với các vật dụng nhiễm virus. 3.2 Giai đoạn cấp tính Đây là giai đoạn các triệu chứng điển hình của bệnh giảm bạch cầu xuất hiện rõ rệt ở mèo, bao gồm: sốt cao, nôn...

03/07/2024

Tất tần tật thông tin bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Tất tần tật thông tin bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Mèo là loài khá nhạy cảm với môi trường nên rất dễ gặp phải các căn bệnh truyền nhiễm. Trong đó, bệnh giảm bạch cầu ở mèo được xem như “căn bệnh tử thần” đối với chúng. Tìm hiểu sâu về loại bệnh nguy hiểm này giúp bạn kịp thời phát hiện và phòng ngừa đúng cách hơn. PETKIT by HeLiCorp đã tổng hợp mọi thông tin về bệnh suy giảm bạch cầu ở mèo qua bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé! 1. Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì? Bệnh giảm bạch cầu ở mèo, còn được gọi là bệnh viêm ruột truyền nhiễm do virus giảm bạch cầu parvovirus (FPV) gây ra. Bệnh này có tính lây lan nhanh và có nguy cơ gây tử vong cao, đặc biệt nguy hiểm đối với mèo con từ 3 - 5 tháng tuổi.   Bệnh suy giảm bạch cầu ở mèo ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ miễn dịch của mèo, khiến cho lượng bạch cầu trong máu giảm mạnh. Khi mắc phải bệnh này, mèo sẽ trở nên suy yếu, dễ bị nhiễm trùng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Virus FPV là nguyên nhân gây nên bệnh giảm bạch cầu ở mèo  2. Nguyên nhân gây bệnh FPV ở mèo Virus FPV xâm nhập cơ thể mèo qua nhiều tác nhân từ môi trường hoặc sinh hoạt chung với mèo bị bệnh. Chỉ sau 24 giờ, virus này sẽ tấn công vào các tế bào bạch huyết, tủy xương, ruột, bào thai và tấn công hàng rào miễn dịch cơ thể mèo.  Ngoài ra, bệnh giảm bạch cầu ở mèo còn truyền nhiễm qua phân, nước bọt, chất nhầy từ mèo bị bệnh. Bên cạnh đó, việc mèo sống chung hoặc dùng chung đồ với mèo bị bệnh như: thảm, bát ăn uống,... cũng là nguyên nhân gây giảm bạch cầu ở mèo. Đối với các bé mèo bị nhiễm virus khác nhưng chưa được tiêm chủng đầy đủ thì cũng có thể phát triển thành bệnh FPV. Bệnh này cũng có thể lây virus qua bào thai, mèo mẹ mang thai bị nhiễm bệnh thì mèo con trong bụng có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.  Virus FPV có thể lây từ mèo mẹ sang con 3. Dấu hiệu bệnh giảm bạch cầu ở mèo Bệnh suy giảm bạch cầu có thời gian ủ bệnh từ 2 - 7 ngày. Giai đoạn bệnh giảm bạch cầu ở mèo phát triển nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng sức khoẻ của chúng. Theo dõi bài viết sau để biết thêm về các dấu hiệu bệnh giảm bạch cầu ở mèo nhé! 3.1 Thể ẩn tính Đây là giai đoạn mới hình thành bệnh nên mèo khỏe mạnh có thể tự sinh ra kháng thể để chống lại bệnh. Thường xuất hiện ở mèo trưởng thành hoặc mèo đã có tiêm phòng. Mèo sẽ có các dấu hiệu như: sốt nhẹ, lười ăn hoặc bị tiêu chảy nhẹ. Trong thể ẩn tính, mèo vẫn chưa có các triệu chứng nguy hiểm nên có thể chữa trị, ngăn chặn virus phát triển. 3.2 Thể cấp tính Bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nặng hơn: nôn mửa, sốt cao 40 độ, lười vận động, mất khẩu vị và bỏ ăn,.... Ngoài ra, mèo còn có các vấn đề về tiêu hoá: mất nước, tiêu chảy nặng; phân có mùi hôi kèm theo máu, đau bụng,... Bệnh giảm bạch cầu ở mèo trong giai đoạn này sẽ kéo dài từ 2 - 3 ngày, cơ thể mèo sẽ lạnh dần và tử vong.  >> Xem thêm: Mèo đi vệ sinh mấy lần 1 ngày là bình thường? Các dấu hiệu giảm bạch cầu ở mèo mà bạn nên lưu ý 3.3 Thể siêu cấp tính (quá cấp) Giai đoạn này xảy ra đột ngột mà không có dấu hiệu cảnh báo. Mèo sẽ có các triệu chứng như hạ thân nhiệt, đau bụng và trở nên cực kỳ yếu ớt. Đây là giai đoạn nặng nhất khiến mèo tử vong trong thời gian ngắn.  3.4 Thần kinh Trong giai đoạn nhiễm bệnh giảm bạch cầu, mèo cũng sẽ có các dấu hiệu rối loạn thần kinh như: co giật, mất thăng bằng khi di chuyển, lờ đờ,... Ngoài ra, nếu mèo mẹ nhiễm bệnh mang thai thì sẽ truyền virus sang cho mèo con. Điều này khiến cho virus tấn công vào hệ thần kinh của mèo con, khiến chúng yếu ớt, tỷ lệ sống của các bé sẽ rất thấp. 4. Cách chẩn đoán mèo bị FPV Tìm hiểu cách chẩn đoán mèo bị bệnh FPV giúp “sen” kịp thời phát hiện tình trạng sức khoẻ của “boss” và giai đoạn phát triển bệnh. Điều này sẽ giúp mèo có tỷ lệ sống cao hơn. 4.1 Chẩn đoán lâm sàng Bệnh giảm bạch cầu ở mèo thường có ở mèo từ 3 tháng đến 1 năm tuổi. Những dấu hiệu điển hình bao gồm sốt cao liên tục, khó...

03/07/2024

Top các cách phòng tránh bệnh FIP ở mèo hiệu quả nhất

Top các cách phòng tránh bệnh FIP ở mèo hiệu quả nhất

Bệnh FIP ở mèo là một căn bệnh nguy hiểm và đáng sợ đối với nhiều người nuôi mèo. Bởi bệnh này sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của mèo, với tỷ lệ tử vong lên đến 98%. Vậy cách phòng tránh bệnh FIP ở mèo nào là hiệu quả nhất? Cùng Petkit Việt Nam tìm hiểu các biện pháp trong bài viết nhé! Điều này sẽ giúp bạn yên tâm hơn và đảm bảo mèo của bạn luôn khỏe mạnh. 1. Bệnh FIP ở mèo là bệnh gì? Bệnh FIP là viết tắt của cụm từ Feline Infectious Peritonitis. Đây là một loại bệnh cực kỳ nguy hiểm ở mèo, do virus corona gây ra. Loại virus này có khả năng lây lan rất nhanh, đặc biệt là những nơi nuôi nhiều mèo. Bệnh FIP có 2 dạng chính như sau: Bệnh FIP dạng ướt: Mèo bị tích tụ chất dịch lỏng trong ngực hoặc khoang bụng. Điều này dẫn đến tình trạng khó thở hoặc bụng bị phình to. Bệnh FIP dạng khô: Ở dạng này, FIP sẽ gây ra các khối viêm ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể như hệ thần kinh, mắt, thận, gan,... Khi thấy mèo có các triệu chứng như: cơ thể lờ đờ, sụt cân, vàng da, sốt dai dẳng, chướng bụng, thở gấp gáp,... bạn hãy đưa bé tới phòng khám thú y để xét nghiệm và phát hiện bệnh trong thời gian sớm nhất. Bệnh FIP ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mèo 2. Bệnh FIP có nguy hiểm không? Bệnh FIP có nguy hiểm không? Bệnh FIP là bệnh rất nguy hiểm đến tính mạng của mèo, tỷ lệ tử vong lên đến 98% khi mèo mắc phải. Hiện nay, chưa có một phương pháp này điều trị dứt điểm bệnh FIP ở mèo. Một số loại thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống viêm, thuốc kháng virus chỉ có tác động hỗ trợ cải thiện chất lượng sống và thời gian sống cho mèo. Trong đó có thuốc GS-441524 là phương án chữa trị tốt nhất. Tuy nhiên, loại thuốc này khá đắt đỏ và không phải lúc nào cũng có sẵn. “Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”, bạn cần chủ động phòng ngừa bệnh cho mèo thông qua việc chăm sóc hàng ngày. Chẳng hạn như tiêm vacxin, khám sức khỏe định kỳ, vệ sinh môi trường sống của mèo sạch sẽ, giảm thiểu căng thẳng và tạo môi trường sống thoải mái cho mèo. >> Xem thêm: Bệnh FIP ở mèo sống được bao lâu? Bệnh FIP cực kỳ nguy hiểm cho mèo 3. Cách phòng tránh bệnh FIP ở mèo Hiện chưa có giải pháp giúp đảm bảo 100% mèo không mắc bệnh. Nhưng 1 số biện pháp sau đây sẽ giúp giảm nguy cơ mèo bị FIP: 3.1 Vệ sinh môi trường sống cho mèo Vệ sinh môi trường sống cho mèo là một trong những cách phòng tránh bệnh FIP ở mèo đơn giản và hiệu quả nhất. Chủng virus corona tồn tại trong những nơi không sạch sẽ. Virus lây lan khi mèo của bạn tiếp xúc trực tiếp với mèo bị bệnh khác hoặc khi tiếp xúc với nước bọt, phân mèo bị bệnh. Vì vậy, bạn cần dọn dẹp nhà vệ sinh, giường ngủ, khu vực ăn uống của mèo thường xuyên. Tốt nhất là nên dùng dung dịch chuyên dụng khử khuẩn để lau các đồ dùng của mèo. Đồng thời, sử dụng các sản phẩm công nghệ cho thú cưng như máy dọn phân mèo để duy trì nơi vệ sinh của mèo luôn sạch sẽ.  Máy dọn phân mèo có khả năng tự động dọn dẹp, khử mùi, diệt khuẩn sau khi mèo đi vệ sinh xong. Điều này giúp nhà vệ sinh của mèo luôn an toàn và giảm thiểu việc tiếp xúc với virus, vi khuẩn. Máy dọn phân mèo Petkit Pura Max 2 2025 Máy dọn phân mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI Nên vệ sinh môi trường sống của mèo cưng thường xuyên 3.2 Tránh để mèo tiếp xúc với mèo hoang Mèo hoang thường sống ở những khu vực không sạch sẽ và có thể mang nhiều mầm bệnh, trong đó có virus corona. Vì vậy, bạn cần tránh cho mèo nhà mình tiếp xúc với mèo hoang để phòng bệnh FIP là tốt nhất. Bạn có thể sử dụng hàng rào, lưới bảo vệ để ngăn cho mèo hoang đi vào nhà của mình và hạn chế được việc mèo của bạn đi ra ngoài. Giữ mèo ở trong nhà và hạn chế tiếp xúc với mèo hoang 3.3 Tiêm phòng cho mèo Như các bạn đã biết, tỷ lệ chữa trị bệnh FIP ở mèo rất thấp. Vì vậy, tiêm vacxin là một trong những cách phòng tránh bệnh FIP ở mèo vô cùng quan trọng. Mèo từ 4 tháng tuổi trở lên có thể...

02/07/2024

Mèo đi tiểu bao nhiều lần 1 ngày?

Mèo đi tiểu bao nhiều lần 1 ngày?

Có bao giờ bạn thắc mắc, mèo đi tiểu bao nhiều lần 1 ngày và đi vệ sinh bao nhiêu lần trong 1 ngày là bình thường không? Đây là câu hỏi khiến nhiều người nuôi mèo bối rối. Mặc dù mèo thường tự vệ sinh bản thân, nhưng các “sen" cần quan tâm quá trình vệ sinh này để đảm bảo sức khỏe của “boss”. Hãy để PETKIT VIỆT NAM by HeLiCorp giúp bạn quản lý vấn đề này một cách hiệu quả qua bài viết sau. 1. Mèo đi tiểu bao nhiều lần 1 ngày? Mèo đi tiểu bao nhiều lần 1 ngày? Mèo cũng như các loài động vật khác, đều có nhu cầu vệ sinh hàng ngày. Trong điều kiện bình thường, mèo trưởng thành thường đi vệ sinh trung bình từ 1 đến 2 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, tần suất đi vệ sinh của mèo có thể thay đổi (tăng hoặc giảm) khi chịu tác động của các yếu tố như: tuổi tác, sức khỏe, chế độ ăn uống, môi trường sống và mức độ hoạt động hàng ngày. Mèo con và mèo già có nhu cầu vệ sinh khác nhau so với mèo trưởng thành. Mèo con thường đi vệ sinh nhiều lần trong ngày, trong khi mèo già có nhu cầu đi vệ sinh ít hơn. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống và môi trường sống cũng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của mèo, khiến chúng có thể tăng hoặc giảm số lần đi vệ sinh một ngày. Tần suất mèo đi vệ sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau 2. Yếu tố nào ảnh hưởng đến tần suất đi vệ sinh của mèo? Tần suất đi vệ sinh của mèo ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Việc quan sát và nắm bắt tình trạng của mèo sẽ giúp bạn điều chỉnh phương án thích hợp trong việc chăm sóc chúng. Cùng PETKIT tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến tần suất mèo đi vệ sinh ngay sau đây. 2.1 Độ tuổi Độ tuổi đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến tần suất đi vệ sinh của mèo. Đối với mèo con, hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện, tốc độ tiêu hóa nhanh nên mèo thường đi vệ sinh nhiều lần một ngày. Trong khi đó, mèo già có sức khỏe yếu và ít hoạt động nên tần suất đi vệ sinh của chúng sẽ giảm. Mèo trưởng thành có sức khỏe ổn định hơn nên việc đi vệ sinh thường đạt mức trung bình. Mèo con đi vệ sinh nhiều lần mỗi ngày 2.2 Chế độ ăn uống Chế độ ăn uống giàu chất xơ và nước là yếu tố quan trọng giúp cải thiện hệ tiêu hóa cho mèo. Các thức ăn giàu chất xơ sẽ giúp mèo đi phân dễ dàng hơn, giảm tình trạng táo bón thường có ở mèo. Việc uống nhiều nước sẽ giúp duy trì độ ẩm cho phân, khiến mèo cảm nhận nhu cầu đi vệ sinh tốt hơn. Duy trì chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp mèo đi vệ sinh đều đặn. Ngược lại, một chế độ ăn kém chất lượng và không cân đối sẽ dẫn đến các vấn đề tiêu hóa ở mèo như tiêu chảy hoặc táo bón. Điều này sẽ làm giảm hoặc tăng quá mức nhu cầu đi vệ sinh hàng ngày khiến mèo cảm thấy khó chịu. Máy ăn PETKIT Fresh Element Solo >> Xem thêm: Mèo bị táo bón và những điều Sen cần phải biết Mèo ăn nhiều chất xơ sẽ giúp việc đi vệ sinh dễ dàng hơn 2.3 Sức khỏe Tình trạng sức khỏe ảnh hưởng nhiều đến vấn đề đi vệ sinh của mèo. Các vấn đề về đường ruột như tiêu chảy, táo bón hoặc viêm nhiễm đường ruột sẽ làm thay đổi đặc tính của phân. Điều này khiến mèo thường không thoải mái hoặc cảm thấy đau đớn mỗi lần đi vệ sinh, dẫn đến việc suy giảm tần suất đi vệ sinh của chúng. Ngoài ra, các bệnh lý về nội tiết, hô hấp, cảm lạnh hay đau vùng bụng cũng khiến mèo gặp khó khăn hoặc cảm thấy khó chịu khi đi vệ sinh. Chủ nhân nên nắm rõ tình trạng bệnh của mèo để có phương pháp chăm sóc sức khỏe cũng như giúp mèo đi vệ sinh dễ dàng hơn. Máy dọn phân mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI quan sát, phân tích phân mèo Các bệnh lý ảnh hưởng nhiều đến vấn đề đi vệ sinh của mèo 2.4 Mèo bị căng thẳng Các yếu tố về môi trường và ngoại cảnh sống cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe vật lý và tinh thần của mèo. Mèo thích sự ổn định và an toàn, nếu chủ nhân thường xuyên thay đổi lối sống hoặc môi...

02/07/2024

Nhận biết dấu hiệu bệnh giảm bạch cầu ở mèo để điều trị kịp thời

Nhận biết dấu hiệu bệnh giảm bạch cầu ở mèo để điều trị kịp thời

Một trong những căn bệnh nghiêm trọng, đe dọa tới tính mạng của mèo là bệnh giảm bạch cầu. Người nuôi nên tìm hiểu kỹ các dấu hiệu bệnh giảm bạch cầu ở mèo để phát hiện sớm các triệu chứng và đưa chúng đến cơ sở thú y kịp thời. Trong bài viết dưới đây, PETKIT By HeLiCorp sẽ cung cấp những dấu hiệu nhận biết bệnh nhằm giúp chủ nuôi bảo vệ sức khỏe mèo cưng. 1. Khái niệm bệnh giảm bạch cầu ở mèo Bệnh giảm bạch cầu ở mèo hay còn gọi là bệnh viêm ruột do giảm bạch cầu, là căn bệnh nguy hiểm do virus Parvovirus gây ra. Virus tấn công hệ miễn dịch và phá hủy các bạch cầu trong máu của mèo, làm suy yếu chức năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể. Số lượng bạch cầu giảm đồng nghĩa khả năng miễn dịch của mèo yếu đi, khiến cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và các bệnh lý khác. Khi mèo tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu, nước bọt, phân của mèo bệnh hoặc các vật dụng bị nhiễm virus như: chuồng trại, đồ chơi, bát ăn uống,... thì chúng dễ dàng bị lây nhiễm Parvovirus. Các triệu chứng của bệnh bao gồm: nôn mửa, tiêu chảy ra máu, sốt cao, bỏ ăn, mệt mỏi. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, mèo có thể tử vong do bị mất nước nghiêm trọng hoặc nhiễm trùng thứ phát. >> Xem thêm: Giảm bạch cầu ở mèo con là gì? Nguy hiểm ra sao? Mèo bị giảm bạch cầu thường có dấu hiệu mệt mỏi 2. Dấu hiệu bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì? Bệnh giảm bạch cầu khiến mèo có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Các dấu hiệu bệnh giảm bạch cầu ở mèo rất đa dạng, ảnh hưởng hệ tiêu hóa, thần kinh và các cơ quan trong cơ thể mèo. Sau đây là một số biểu hiện bệnh giảm bạch cầu ở mèo: 2.1 Các triệu chứng chung của bệnh giảm bạch cầu Dấu hiệu đầu tiên và rõ ràng nhất của bệnh giảm bạch cầu ở mèo là sốt cao. Thân nhiệt của mèo tăng đột ngột, người nuôi có thể sờ vào tai hoặc vùng bụng của mèo để nhận biết triệu chứng. Bên cạnh đó, mèo trở nên mệt mỏi, mất năng lượng và lờ đờ, chúng thường ngủ nhiều hơn và giảm hứng thú với các hoạt động hàng ngày. Ngoài ra, một triệu chứng chung khác là chán ăn, mèo thường không ăn hoặc ăn rất ít khiến cơ thể suy nhược nghiêm trọng. Chủ nuôi nên chú ý dấu hiệu này, hệ miễn dịch của mèo sẽ yếu đi nhanh chóng nếu chúng không ăn uống đầy đủ, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng thứ phát. Nếu phát hiện mèo chán ăn kéo dài, bạn nên đưa chúng đến cơ sở thú y để kiểm tra. Sốt cao là dấu hiệu chung của bệnh giảm bạch cầu ở mèo 2.2 Các triệu chứng về rối loạn tiêu hóa Mèo bị nhiễm bệnh có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa nặng, chúng thường nôn mửa, không chỉ nôn thức ăn mà mèo có thể nôn ra dịch xanh hoặc vàng từ dạ dày. Việc nôn mửa liên tục khiến khả năng hấp thụ dinh dưỡng suy giảm, gây mất nước và làm mèo yếu đi nhanh chóng. Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở mèo bị bệnh giảm bạch cầu là nôn mửa Một triệu chứng của rối loạn tiêu hóa cần chú ý là tiêu chảy, mèo thường đi phân lỏng, màu xanh hoặc màu vàng, có thể lẫn máu. Tiêu chảy khiến mèo mất nước nghiêm trọng, làm cho cơ thể cạn kiệt và khiến các biến chứng khác dễ dàng phát triển. Người nuôi nên quan sát các triệu chứng về rối loạn tiêu hóa ở mèo để kịp thời đưa chúng đến bác sĩ thú y. 2.3 Các triệu chứng thần kinh Đây là triệu chứng ít phổ biến nhưng có thể xảy ra ở mèo bị giảm bạch cầu. Khi virus ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, chúng khiến mèo khó khăn trong việc điều khiển các cơ và phản xạ. Một trong những biểu hiện của triệu chứng thần kinh là mèo mất cân bằng, việc di chuyển trở nên khó nhọc, chúng dễ té, đi loạng choạng và có cử động bất thường.  Mèo có dấu hiệu thần kinh khi bị bệnh giảm bạch cầu thường đi đứng không vững Ngoài ra, mèo trở nên dễ kích động với mọi thứ xung quanh, chúng hoảng loạn, lo âu thậm chí rất hung dữ. Dấu hiệu này cho thấy tình trạng bệnh của mèo đang trở nên nghiêm trọng hơn. Khi người...

01/07/2024

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo con là gì? Nguyên nhân và giai đoạn phát bệnh

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo con là gì? Nguyên nhân và giai đoạn phát bệnh

Mèo còn nhỏ thường có sức đề kháng yếu và dễ mắc bệnh truyền nhiễm. Một trong những căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe các bé mèo chính là bệnh giảm bạch cầu. Nếu không được chăm sóc kịp thời và đúng cách thì tỷ lệ tử vong ở mèo con rất cao. Cùng PETKIT by HeLiCorp tìm hiểu bệnh giảm bạch cầu ở mèo con để bảo vệ sức khỏe của những người bạn nhỏ đáng yêu này. 1. Bệnh giảm bạch cầu ở mèo con là gì? Bệnh giảm bạch cầu ở mèo con, còn gọi là bệnh Panleukopenia, là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra bởi virus Parvovirus. Hệ thống miễn dịch của mèo sẽ suy yếu khi bị Parvovirus tấn công và phá hủy các tế bào bạch cầu trong máu, khiến số lượng bạch cầu suy giảm nghiêm trọng. Điều này khiến mèo con dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng khác, tăng nguy cơ tử vong. Virus tồn tại khá lâu trong môi trường bên ngoài, làm tăng nguy cơ lây lan và bùng phát dịch bệnh cho mèo. Mèo có thể nhiễm bệnh thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với phân, nước tiểu, nước bọt của mèo bệnh. Ngoài ra, virus có thể bám vào các vật dụng như chuồng, đồ chơi, bát đựng đồ ăn và nước uống,... Thậm chí, mèo mẹ nhiễm bệnh cũng có thể truyền sang cho mèo con qua nhau thai hoặc sữa mẹ. Bệnh giảm bạch cầu gây tử vong cao ở mèo con 2. Lý do mèo con dễ bị giảm bạch cầu? Mèo con là đối tượng dễ bị giảm bạch cầu vì những lý do chính sau đây: Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện: Mèo còn nhỏ có hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, đặc biệt là những con chưa được tiêm phòng. Chúng dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công gây suy giảm sức khỏe, bao gồm virus Parvovirus.  Môi trường sống bẩn: Mèo con rất dễ tiếp xúc với các mầm bệnh nếu nơi ở không được vệ sinh kỹ lưỡng. Đặc biệt tại các khu vực ăn uống và vệ sinh, cũng như các vật dụng mèo thường xuyên tiếp xúc. Nếu môi trường sống không sạch sẽ thì virus Parvovirus có thể lây lan rất nhanh. Mèo mẹ truyền sang mèo con: Trong quá trình mang thai và cho con bú, nếu mèo mẹ có chủng virus Parvovirus thì khả năng cao là mèo con cũng bị nhiễm bệnh. Đây là con đường lây nhiễm nguy hiểm vì cơ thể mèo con không có hệ miễn dịch đủ mạnh để chống lại virus. Mèo chưa được tiêm phòng: Việc tiêm phòng định kỳ là yếu tố quan trọng giúp mèo tăng sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây hại. Những bé mèo chưa được tiêm phòng đầy đủ sẽ không có kháng thể, khiến virus dễ dàng xâm nhập và tấn công hệ miễn dịch. Tiếp xúc với mèo khác: Khi mèo con sống trong trại mèo hoặc nơi nuôi dưỡng nhiều mèo, việc tiếp xúc gần gũi và thường xuyên với những con mèo khác là nguy cơ khiến mèo nhỏ dễ nhiễm bệnh. Đặc biệt khi trong đàn có mèo mang mầm mống của virus Parvovirus, chúng sẽ nhanh chóng lây chéo thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. >> Xem thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc mèo con chi tiết từ A đến Z Mèo con dễ bị lây nhiễm bệnh giảm bạch cầu từ mèo mẹ 3. Các giai đoạn giảm bạch cầu ở mèo con Bệnh giảm bạch cầu ở mèo con diễn biến qua nhiều giai đoạn khác nhau. Chủ nuôi nên chú ý các dấu hiệu của từng giai đoạn để điều trị kịp thời cho mèo. 3.1 Giai đoạn đầu (ủ bệnh) Giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện, mèo có thể bị lây nhiễm virus nhưng chưa xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng. Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 đến 10 ngày sau khi mèo con tiếp xúc với Parvovirus. Trong giai đoạn này, virus xâm nhập và lan rộng trong cơ thể mèo, không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, mèo có thể có một số biểu hiện nhẹ như: mệt mỏi, chán ăn, mất năng lượng.  Giai đoạn ủ bệnh của bệnh giảm bạch cầu ở mèo con không có triệu chứng rõ ràng 3.2 Giai đoạn cấp tính Trong giai đoạn này, virus sẽ tấn công mạnh mẽ vào hệ thống miễn dịch và phá hủy các tế bào bạch cầu trong máu của mèo. Những dấu hiệu rõ ràng bắt đầu xuất hiện như: sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy ra máu, sụt cân, bỏ ăn, uể oải và mất nước nghiêm trọng. Mèo sẽ nhanh chóng suy kiệt và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. 3.3...

01/07/2024

PETKIT by HeLiCorp

Liên hệ