Tất cả tin tức

WCF WORLD SHOW – Giải Vô Địch Mèo Toàn Cầu

16/10/2024

WCF WORLD SHOW – Giải Vô Địch Mèo Toàn Cầu

Liệu bạn đã nghe về một sự kiện đặc biệt dành riêng cho những chú mèo đến từ mọi nơi trên thế giới chưa? Giải Vô Địch Mèo Toàn Cầu (WCF WORLD SHOW) chính là nơi quy tụ top “chiến binh mèo” xuất sắc nhất mà bất kỳ “con sen” nào yêu mèo cũng không thể bỏ lỡ. Hãy cùng khám phá những điều thú vị đang chờ đón bạn tại sân chơi hoành tráng này từ Petkit Việt Nam...

Cách chữa mèo bị ghẻ tại nhà cực dễ làm, hiệu quả cao

Cách chữa mèo bị ghẻ tại nhà cực dễ làm, hiệu quả cao

Mèo bị ghẻ có thể nói chính là cơn ác mộng thầm lặng khiến “boss” của bạn vô cùng khó chịu, nhưng nếu phát hiện từ sớm và biết cách xử lý, bạn hoàn toàn có thể tránh được các vấn đề nghiêm trọng cho thú cưng của mình. Trong bài viết này, PETKIT Việt Nam by HeLiCorp sẽ bật mí cho bạn các cách chữa mèo bị ghẻ tại nhà cực đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao, giúp mèo yêu nhanh chóng phục hồi trong thời gian sớm nhất. 1. Ghẻ mèo là gì? Ghẻ mèo là một bệnh da liễu phổ biến, được gây ra bởi một loại loại ký sinh trùng cực nhỏ có tên khoa học là Otodectes cynotis. Những ký sinh trùng này thường sống trong ống tai của mèo, hoặc bám vào lông và da, chúng bắt đầu tấn công các tế bào chết, chất cặn bã và các chất tiết ra từ tai, gây ngứa ngáy và kích ứng mạnh, dẫn đến việc mèo cào cấu hay lắc đầu liên tục để giảm cảm giác khó chịu.  Ngoài tác nhân chính là ký sinh trùng gây ra ghẻ tai mèo, cũng có một số nguyên nhân phổ biến khác dẫn đến tình trạng này như vệ sinh kém, sống trong môi trường ẩm ướt, lây nhiễm từ động vật khác bị nhiễm bệnh,... Khi bị ghẻ, mèo thường có những dấu hiệu đặc trưng như: Mèo ngứa ngáy, gãi liên tục. Da bị tổn thương, trầy xước, đỏ da, sưng tấy, có thể chảy máu do mèo gãi nhiều. Lông rụng thành mảng, đặc biệt là khu vực xung quanh tai, cổ, hoặc lưng mèo. Da có vảy, nổi cục, nổi mảng sần sùi. Tai tiết dịch nâu hoặc đen, có mùi hôi. Mèo thường xuyên nghiêng đầu để loại bỏ ký sinh trùng. Mèo bị ghẻ tai gây ngứa ngáy liên tục 2. Mèo bị ghẻ có nguy hiểm không? Mèo bị ghẻ tai không chỉ gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của bé. Trong một số trường hợp, ghẻ tai mèo còn có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như: Viêm tai lan sâu hơn gây mất thính lực tạm thời hoặc vĩnh viễn. Viêm tai ngoài và tai giữa. Viêm tai trong dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng toàn thân. Áp xe quanh tai và đầu. Suy giảm sức khoẻ tổng thể, dẫn đến sốt, mệt mỏi, thậm chí tử vong. 3. Cách chữa mèo bị ghẻ tại nhà Khi phát hiện sớm dấu hiệu mèo bị ghẻ, việc xử lý nhanh chóng và đúng cách sẽ giúp giảm thiểu tối đa các biến chứng nghiêm trọng, đồng thời ngăn chặn sự lây lan sang các thú cưng khác trong nhà. Sau đây là các cách chữa mèo bị ghẻ tại nhà đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. 3.1 Vệ sinh tai mèo thật sạch Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong giai đoạn điều trị ghẻ tai mèo. Ghẻ tai thường gây ra sự tịch tụ của dịch mủ và vảy ghẻ bên trong tai. Bạn cần làm sạch những chất bẩn này để loại bỏ môi trường lý tưởng cho ký sinh trùng sinh sôi. Bạn cần chuẩn bị: Dung dịch vệ sinh tai chuyên dụng cho mèo được nhiều người tin dùng như: Zymox Otic Pet Ear Treatment, Pet MD Otic Clean, TropiClean Ear Cleaner,... Miếng bông mềm hoặc gạc vô trùng. Cách thực hiện: Bước 1: Giữ mèo nằm yên nhẹ nhàng, nếu bé quậy quá có thể quấn khăn xung quanh người để cố định. Bước 2: Nhỏ dung dịch vệ sinh tai vào mỗi bên tai theo hướng dẫn và liều lượng trên sản phẩm. Bước 3: Nhẹ nhàng massage phần gốc tai để dung dịch lan đều và thẩm thấu sâu hơn. Bước 4: Sử dụng miếng bông hoặc gạc để lau sạch tai, lấy sạch bụi bẩn, mủ và vảy ghẻ. Vệ sinh tai thật sạch cho mèo 3.2 Sử dụng thuốc đặc trị ghẻ tai Đây là bước chữa bệnh quan trọng, các loại thuốc trị ghẻ này thường được sản xuất dưới dạng thuốc nhỏ, thuốc bôi hoặc thuốc xịt, có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng gây bệnh. Về thuốc nhỏ tai, bạn có thể mua tại các cửa hàng thú y hoặc nhận đơn thuốc từ bác sĩ thú y. Sản phẩm này thường chứa các hoạt chất có khả năng tiêu diệt ký sinh trùng gây ghẻ như pyrethrin hoặc selamectin. Cách dùng thuốc nhỏ tai: Bước 1: Nhỏ 1-2 giọt thuốc vào mỗi bên tai mèo theo hướng dẫn liều lượng trên sản phẩm. Bước 2: Massage nhẹ nhàng tai mèo để thuốc thấm đều vào trong ống tai. Về thuốc bôi, bạn có thể sử dụng Hydrocortisone, Apoquel, thuốc mỡ trị viêm tai, nấm tai cho chó mèo DR.VET,… bôi bên ngoài vào vùng da xung quanh tai mèo, nơi bị...

11/10/2024

Cách nhận biết dấu hiệu mèo bị ghẻ chính xác nhất

Cách nhận biết dấu hiệu mèo bị ghẻ chính xác nhất

Nhiều "sen" vẫn lầm tưởng rằng ghẻ mèo là một bệnh, nhưng thực chất, đây chỉ là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng da bị nhiễm trùng do ký sinh trùng gây ra. Ghẻ không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu cho mèo cưng mà còn có thể làm biến đổi diện mạo của bé nếu không được điều trị kịp thời. Vậy đâu là dấu hiệu mèo bị ghẻ chính xác nhất? Cách điều trị và phòng ngừa ghẻ ở mèo hiệu quả là như thế nào? Hãy cùng PETKIT Việt Nam By Helicorp khám phá những thông tin hữu ích về chứng ghẻ ở mèo trong bài viết dưới đây! 1. Vì sao mèo bị ghẻ? Không ít các “sen” thắc mắc vì sao mèo lại bị ghẻ trong khi việc vệ sinh nơi ở, tắm rửa luôn được diễn ra thường xuyên. Thực tế, ghẻ là một bệnh lý ngoài da dễ lây nhiễm từ nhiều nguồn khác nhau: 1.1 Nhiễm ve ký sinh Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh ghẻ ở mèo, mèo có thể bị nhiễm ve nếu tiếp xúc trực tiếp với động vật khác (mèo hoặc chó) bị nhiễm ve ký sinh. Trong đó, ghẻ Notoedres, Demodex,Otodectes và Sarcoptes được đánh giá là có khả năng lây nhiễm cao nhất giữa động vật. : Ghẻ Notoedres (hay còn được gọi là ghẻ mèo): Bệnh do ve Notoedres gây ra và cực kỳ phổ biến trong loài mèo. Ghẻ Notoedres dễ lây lan sang những con mèo khác. Nếu bạn đang nuôi nhiều bé mèo cùng lúc và phát hiện một trong số bé bị nhiễm loại ghẻ này, cách tốt nhất là cần cách ly bé ra khỏi các thú cưng còn lại. Ghẻ Demodex: Ve Demodex là loại ký sinh trùng sống trong nang lông của mèo với số lượng nhỏ và thường không gây hại cho sức khỏe của mèo. Tuy nhiên, khi hệ thống miễn dịch của mèo bị suy yếu, khả năng kiểm soát lượng ký sinh trùng trên da cũng giảm đi. Điều này khiến cho số lượng ký sinh trùng Demodex trên da mèo tăng sinh quá mức, từ đó hình thành bệnh ghẻ Demodex. Ghẻ Otodectes: Đây là thủ phạm gây ra bệnh ghẻ tai mèo. Ve Otodectes thường sống ký sinh trong ống tai và ăn các mảnh vụn da trong tai mèo, gây ra tình trạng ngứa ngáy cho mèo. Ve Otodectes là loại ve gây ra bệnh ghẻ tai mèo, khi bị nhiễm ve mèo thường có xu hướng gãi ngứa liên tục tại khu vực tai Ghẻ Sarcoptic: Là một bệnh da do loài ve ký sinh Sarcoptes có kích thước nhỏ màu vàng nhạt gây ra, bệnh thường xuất hiện ở chó do đó còn được gọi là ghẻ chó, tuy nhiên, mèo cũng có thể bị nhiễm loại ký sinh trùng này nếu có tiếp xúc trực tiếp với chó bị nhiễm Sarcoptic. 1.2 Do môi trường sống không vệ sinh Môi trường sống của mèo không được vệ sinh thường xuyên cũng là nguyên nhân là tăng nguy cơ mèo bị ghẻ, bởi: Môi trường ẩm thấp, bụi bẩn là điều kiện thuận lợi để các loại ve sinh sôi và phát triển, tăng khả năng hình thành bệnh ghẻ ở mèo. Mèo sống trong môi trường không sạch sẽ dễ khiến cho hệ miễn dịch cơ thể bị suy giảm, từ đó tăng khả năng mèo bị mắc ghẻ Demodex cao hơn. Đáng chú ý, khi da mèo bị tổn thương do bị ve cắn, vi khuẩn, bụi bẩn dễ dàng xâm nhập vào vết thương. Điều này khiến cho tình trạng bệnh ghẻ của mèo trở nên nghiêm trọng hơn. 2. Top các dấu hiệu mèo bị ghẻ điển hình Sau phần nguyên nhân, PETKIT Việt Nam By Helicorp cùng các bạn đi sâu hơn vào các dấu hiệu mèo bị ghẻ điển hình mà bạn có thể quan sát thông qua mắt thường: 2.1 Ngứa ngáy toàn thân Đây là triệu chứng dễ nhận biết nhất ở những chú mèo mắc bệnh ghẻ. Do bị ve cắn, mèo sẽ không ngừng gãi, cắn, hoặc liếm vào những vùng da bị viêm nhiễm. Những cơn ngứa kéo dài và dữ dội khiến mèo thường xuyên dùng móng cào mạnh vào da, thậm chí gây trầy xước và chảy máu, dẫn đến các vấn đề da nghiêm trọng về sau. 2.2 Da dày sừng và đóng vảy Lông và da của mèo bắt đầu xuất hiện các lớp vảy sừng màu trắng hoặc ngà, có hình dạng giống như gàu. Những lớp vảy này sẽ dày lên và bong tróc khỏi da, đặc biệt ở những khu vực bị ghẻ nặng, gây khó chịu cho mèo. 2.3 Mèo bị rụng lông từng mảng Khi bệnh ghẻ tiến triển đến giai đoạn nặng, mèo sẽ rụng lông từng mảng, đặc biệt ở những vùng da ngứa nhiều như mặt, tai và chân....

10/10/2024

Ghẻ tai mèo: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị khoa học

Ghẻ tai mèo: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị khoa học

Ghẻ tai mèo là một bệnh lý phổ biến, gây ra nhiều khó chịu cho mèo và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của chúng nếu không được phát hiện kịp thời. Mặc dù có nguy cơ gây ra biến chứng, nhưng không phải ai cũng nắm rõ nguyên nhân và cách xử lý khi mèo cưng xuất hiện tình trạng ghẻ tai. Nếu bạn cũng đang lo lắng về vấn đề này thì hãy cùng PETKIT Việt Nam by HeLiCorp tìm hiểu ngay dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả tại bài viết sau đây nhé. 1. Ghẻ tai mèo là gì?  Ghẻ tai mèo hay còn gọi là Otodectic mange, là tình trạng nhiễm ký sinh trùng ve tai (Otodectes cynotis) - một loại ve nhỏ thường ký sinh trong tai của mèo - tác nhân phổ biến gây nên tình trạng ghẻ tai. Ve tai sống và sinh sản bên trong ống tai, khiến mèo luôn cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Nếu không được điều trị, ghẻ tai có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm tai giữa, viêm tai ngoài, thậm chí làm tổn thương màng nhĩ và gây điếc. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nguyên nhân khách quan góp phần dẫn đến tình trạng ghẻ tai mèo như: Mèo tiếp xúc với các động vật bị ghẻ: Ký sinh trùng ve tai rất dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp giữa các loài động vật khác bị nhiễm bệnh như chó, sóc, hoặc thỏ.  Môi trường sống không đảm bảo: Mèo sống trong môi trường không vệ sinh, bẩn, hoặc ẩm ướt có thể làm tăng nguy cơ nhiễm ghẻ và tạo điều kiện cho ký sinh trùng ve tai phát triển. Các loài ve tai này thường tồn tại trong các vật dụng như chăn, ga, gối, đệm, sàn nhà,... Hệ miễn dịch mèo yếu: Những bé mèo có hệ miễn dịch kém như mèo con, mèo già, mèo đang bị bệnh thường dễ bị nhiễm ghẻ tai hơn. Chúng không có khả năng tự bảo vệ trước các tác nhân gây hại từ môi trường và ký sinh trùng. Không sấy khô lông sau khi tắm: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhưng lại ít được chú ý. Lông ướt tạo điều kiện lý tưởng cho các loại ký sinh trùng và nấm phát triển, dẫn đến nhiễm trùng và gây ra các bệnh lý về da và tai, bao gồm cả ghẻ tai. Otodectes cynotis gây ra ghẻ tai mèo 2. Dấu hiệu mèo bị ghẻ tai Nhận biết sớm các dấu hiệu mèo bị ghẻ tai là rất quan trọng, điều này sẽ giúp bạn can thiệp và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng hơn. Khi mèo bị ghẻ tai, chúng sẽ có những biểu hiện điển hình như: Ngứa ngáy dữ dội: Mèo liên tục cào hoặc gãi vùng tai bằng chân, thậm chí cọ đầu vào các đồ vật như ghế, tường, hoặc sàn nhà để giảm cảm giác ngứa ngáy. Hành vi này lặp đi lặp lại liên tục là dấu hiệu rõ nhất cho thấy mèo của bạn đang có nguy cơ bị ghẻ tai. Rung lắc đầu thường xuyên: Đây là cách mà mèo cố gắng loại bỏ những tác nhân gây khó chịu bên trong tai. Hành động này thường đi kèm với việc tai mèo bị viêm và đau. Tai tiết dịch màu nâu đen hoặc có mủ: Bên trong tai mèo xuất hiện dịch màu nâu đen hoặc mủ có mùi hôi khó chịu, do ve tai và vi khuẩn sinh sôi gây ra. Dịch bẩn này có thể làm tắc nghẽn tai mèo, cản trở khả năng nghe của mèo và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai nặng hơn. Rụng lông quanh tai và vùng đầu: Do mèo gãi quá nhiều nên lông ở 2 vùng này sẽ bị rụng nhiều hơn so với bình thường. Việc này có thể khiến da cổ mèo bị tổn thương, chảy máu, để lại sẹo hoặc viêm nhiễm. Đỏ, sưng tấy và viêm vùng tai: Vành tai và phần bên trong tai bị đỏ ửng, mèo cảm thấy đau khi bị chạm vào. Trong trường hợp nặng, mèo có thể bị viêm tai giữa và mất cân bằng di chuyển. Mèo kêu rên hoặc cáu kỉnh: Chúng trở nên khó tính, ít chịu tiếp xúc hoặc kêu rên nhiều hơn bình thường khi được chạm vào đầu và tai. Sụt cân hoặc chán ăn: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, mèo bị đau đớn và khó chịu khiến chúng không còn tập trung vào việc ăn uống. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến sụt cân và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ tổng thể của mèo. >> Xem thêm: Mèo bỏ ăn chỉ uống nước do đâu? Xử lý thế nào cho đúng? Mèo...

09/10/2024

Tại sao mèo đực không chịu phối giống?

Tại sao mèo đực không chịu phối giống?

Phối giống là giai đoạn quan trọng trong chu kỳ sinh sản của mèo. Tuy nhiên, nhiều chủ nuôi cũng gặp không ít khó khăn khi mèo đực không chịu hợp tác sinh sản. Vậy tại sao mèo đực không chịu phối giống, dấu hiệu nhận biết là gì, và làm sao để có thể giải quyết tình trạng này? Cùng PETKIT Việt Nam by HeLiCorp tìm hiểu nguyên nhân và phân tích rõ hơn tình trạng này tại bài viết sau đây nhé.  1. Dấu hiệu nhận biết mèo đực không muốn phối giống Việc mèo đực không muốn phối giống có thể phản ánh không tốt về tình trạng sức khoẻ và tâm lý của chúng. Sau đây là một số dấu hiệu phổ biến giúp bạn dễ dàng nhận biết tình trạng này như: Mèo đực không quan tâm đến mèo cái: Đây là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất, thay vì tỏ ra hứng thú hoặc tiếp cận mèo cái, mèo đực có thể phớt lờ, tránh xa, và thậm chí bỏ đi khỏi khu vực mèo cái đang động dục. Không thực hiện hành vi đánh dấu lãnh thổ: Mèo đực trưởng thành thường có hành vi đánh dấu lãnh thổ để thể hiện sự thống trị và thu hút mèo cái trong quá trình giao phối. Nếu mèo không phun nước tiểu hay cào móng, thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy chúng không muốn phối giống. Không phát ra âm thanh kêu gọi bạn tình: Đến giai đoạn động dục nhưng mèo không phát ra âm thanh lớn, kêu rên, gừ gừ hoặc những âm thanh báo hiệu khiêu gợi bạn tình, mặc dù có sự hiện diện của mèo cái động dục. Mèo đực thờ ơ với mèo cái Không tiếp xúc cọ xát: Mèo đực không cọ xát thân mật vào mèo cái hoặc các đồ vật xung quanh, thờ ơ với mọi thứ, thậm chí không ngửi hay liếm láp bạn tình theo bản năng. Sợ hãi mèo cái: Với những bé mèo đực lần đầu tiếp xúc với mèo cái thường có biểu hiện lo lắng, sợ hãi, trốn tránh, hay rụt rè,... Không giao tiếp bằng mắt hoặc cơ thể: Mèo đực dường như không nhìn mèo cái, không đi vòng quanh hoặc thực hiện các tư thế như cúi đầu, vươn mình để thu hút sự chú ý của mèo cái. Mèo đực bỏ chạy khi gặp mèo cái 2. Tại sao mèo đực không chịu phối? Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi “cự tuyệt” mèo cái của của mèo đực. Sau đây là một số lý do điển hình lý giải cho việc tại sao mèo đực không chịu phối giống. 2.1 Sức khoẻ yếu hoặc có bệnh lý Một trong những lý do phổ biến khiến mèo đực không chịu phối giống là do vấn đề sức khỏe. Nếu mèo đang bị bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tinh hoàn, đau nhức cơ thể, suy nhược, hoặc mắc các bệnh mãn tính khác có thể làm giảm ham muốn và khả năng phối giống của mèo đực. Mèo cũng thường tỏ ra mệt mỏi, thiếu năng lượng, ăn uống kém, hoặc có thể đau đớn khi di chuyển. Để giúp mèo sớm phát hiện tình trạng về đường tiết niệu thì bạn có thể sử dụng cát phát hiện máu Petkit. Đây là loại cát sẽ tự động chuyển đổi màu sắc khi phát hiện máu trong nước tiểu của mèo. >> Xem thêm: Mèo bị viêm đường tiết niệu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị Cát phát hiện máu Petkit Occult Blood Test Mixed Cat Litter   2.2 Mèo chưa đủ tuổi trưởng thành Mèo đực không thể phối giống nếu chưa đạt đến độ tuổi trưởng thành về mặt sinh dục. Thông thường, mèo đực sẽ bắt đầu trưởng thành và sẵn sàng phối giống vào khoảng từ 6 đến 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, độ tuổi này có thể thay đổi tuỳ thuộc vào giống mèo và điều kiện chăm sóc. Nếu mèo của bạn chưa đạt độ tuổi này thì việc chúng không chịu phối giống là điều hoàn toàn tự nhiên. 2.3 Mèo thiếu hormone testosterone Testosterone là hormone chính điều khiển ham muốn phối giống ở mèo đực. Một số bé mèo có thể bị thiếu hụt hormone này do các vấn đề về nội tiết, khiến chúng không có hứng thú với việc giao phối. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả mèo ít tháng tuổi và mèo trưởng thành. Mèo đực chưa đủ trưởng thành để phối giống 2.4 Mèo đã bị triệt sản Triệt sản là một biện pháp hiệu quả để ngăn chặn mèo đực giao phối và sinh sản ngoài ý muốn. Nếu mèo đực của bạn đã trở thành “thái giám” thì chúng sẽ không còn cảm giác ham muốn với mèo cái do hormone testosterone bị suy giảm. Vì...

08/10/2024

Triệt sản mèo đực khi nào thì tốt nhất?

Triệt sản mèo đực khi nào thì tốt nhất?

Triệt sản là một giải pháp hiệu quả trong việc kiểm soát sinh sản và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe cho mèo. Quyết định triệt sản mèo đực khi nào là phù hợp không chỉ giúp giảm thiểu những rủi ro mà còn có tác động tích cực đến hành vi và sức khỏe của mèo trong tương lai. Trong bài viết này, PETKIT Việt Nam sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thời điểm lý tưởng để triệt sản mèo đực, cũng như các vấn đề liên quan mà bạn cần biết. 1. Có nên triệt sản mèo đực? Nhiều người nuôi mèo đặt ra dấu chấm hỏi cho việc có nên triệt sản mèo đực? Câu trả lời tóm tắt là “CÓ”, bởi: Triệt sản giúp mèo khỏe mạnh hơn, ít bệnh và sống thọ hơn  Mèo sẽ trở nên hiền lành thân thiện hơn sau khi triệt sản  Kiểm soát số lượng mèo sinh sản ngoài ý muốn, giúp tiết kiệm chi phí nuôi dưỡng  Giảm nguy cơ di truyền các bệnh bẩm sinh cho thế hệ sau  Ngăn chặn việc mèo bỏ nhà đi lang thang  Mèo sẽ ăn tốt hơn sau khi triệt sản  Việc triệt sản mèo đực là rất cần thiết 2. Triệt sản mèo đực khi nào? Khi nào triệt sản mèo đực cũng là một vấn đề quan trọng mà bạn cần phải quan tâm. Các thời điểm có thể triệt sản cho mèo đực sẽ được phân tích chi tiết dựa trên độ tuổi, sức khỏe và nhu cầu sinh sản.   2.1 Triệt sản mèo đực từ 5-6 tháng tuổi Độ tuổi từ 5 đến 6 tháng là thời điểm lý tưởng để triệt sản mèo đực. Lúc này, cơ thể mèo đã phát triển đủ để thực hiện ca phẫu thuật an toàn, đồng thời chưa có thói quen xấu liên quan đến hành vi sinh sản. Triệt sản ở độ tuổi này giúp: Ít gây đau đớn cho mèo, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến tâm lý cũng như tính mạng của mèo.  Giảm hành vi đánh dấu lãnh thổ. Vì ở giai đoạn này, mèo được bắt đầu tiết hormone sinh dục và có xu hướng đánh dấu lãnh thổ. 2.2 Triệt sản mèo đực khi đã trưởng thành Mèo trưởng thành vẫn có thể triệt sản, nhưng cần lưu ý một số điều: Hành vi đã hình thành: Ở tuổi trưởng thành, mèo đực đã hình thành thói quen như đánh dấu lãnh thổ và có thể tiếp tục hành vi này sau triệt sản. Dù vậy, các hành vi này sẽ giảm dần theo thời gian. Sức khỏe: Đối với mèo trưởng thành có tiền sử bệnh hoặc vấn đề về sức khỏe, nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y trước khi quyết định triệt sản. Một số lưu ý khi triệt sản mèo đực trưởng thành  2.3  Triệt sản mèo đực khi còn nhỏ hơn 4 tháng tuổi  Trong một số trường hợp, mèo đực có thể được triệt sản khi nhỏ hơn 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, đây không phải là thời điểm được khuyến khích bởi cơ thể mèo chưa phát triển hoàn toàn. Bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo rằng mèo con đủ khỏe mạnh để chịu đựng được ca phẫu thuật. >> Xem thêm: Triệt sản mèo đực giá bao nhiêu? Phân tích giá chi tiết 3. Mèo đực đang gào cái có triệt sản được không? Nhiều người lo lắng rằng, khi mèo đực đang gào cái thì việc tiến hành triệt sản có nên được diễn ra hay không. Theo các chuyên gia thú y, không nên triệt sản khi mèo đực đang gào cái để đảm bảo sức khỏe cho boss.  Thay vào đó, hãy triệt sản trước khi mèo đực gào cái hoặc chờ đến khi chúng kết thúc chu kỳ động dục. Việc triệt sản cũng giúp hạn chế hành vi gào cái, đánh dấu lãnh thổ của “boss đực". Mèo đực khi gào cái vẫn có thể triệt sản 4. Mèo đực triệt sản bao lâu thì lành? Sau khi triệt sản, mèo đực sẽ cần một khoảng thời gian để phục hồi. Thông thường, quá trình này diễn ra trong khoảng 7-10 ngày. Để quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ hơn, bạn cần lưu ý một số biện pháp chăm sóc mèo sau phẫu thuật như sau:  Theo dõi vết mổ: Kiểm tra vết mổ hàng ngày để đảm bảo không có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng tấy, đỏ hoặc rỉ mủ. Hạn chế vận động: Trong những ngày đầu sau phẫu thuật, mèo cần được giữ yên tĩnh, hạn chế vận động mạnh để tránh làm tổn thương vết mổ. Đeo vòng chống liếm: Để tránh mèo liếm vết thương, nên sử dụng vòng chống liếm cho đến khi vết mổ lành hoàn toàn. Chế độ ăn uống: Bạn nên cho mèo ăn nhẹ trong...

07/10/2024

Làm gì khi mèo đực triệt sản vẫn gào cái?

Làm gì khi mèo đực triệt sản vẫn gào cái?

Bạn đã từng đưa mèo cưng đi triệt sản để bảo vệ sức khỏe và ngăn chặn hành vi động dục. Tuy nhiên, tình trạng mèo đực triệt sản vẫn gào cái vẫn tiếp tục diễn ra khiến bạn cảm thấy lo lắng? Trong bài viết này PETKIT Việt Nam By Helicorp sẽ giải đáp lý do và gợi ý giải pháp để bạn ngăn chặn vấn đề này hiệu quả. 1. Triệt sản mèo đực để làm gì? Triệt sản là phương pháp bảo vệ sức khỏe cho mèo được nhiều chuyên gia bác sĩ thú y khuyến nghị cần áp dụng cho mèo đạt độ tuổi trưởng thành. Dưới đây là một số lý do vì sao bạn nên triệt sản cho mèo đực: Thể hiện trách nhiệm xã hội: Việc triệt sản cho mèo đực là cách để kiểm soát số lượng mèo sinh sản. Từ đó giúp giảm thiểu tình trạng gia tăng mèo hoang, hạn chế nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm. Cải hiện hành vi của mèo: Sau khi triệt sản, mèo đực thường giảm đáng kể tình trạng đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu. Hành vi của mèo cưng cũng trở nên ôn hòa hơn với các thành viên trong gia đình. Hơn nữa, việc triệt sản giảm thiểu tình trạng mèo "trốn nhà" để tìm mèo cái, từ đó hạn chế nguy cơ bị lạc, bị bắt cóc hoặc gặp tai nạn. Việc triệt sản giúp giảm hành vi đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu, mèo cưng sẽ đi vệ sinh đúng nơi quy định, giúp cho nhà cửa của bạn luôn được sạch sẽ Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến sinh sản: Khi triệt sản cho mèo đực, bé sẽ có thể phòng tránh được các bệnh về sinh sản như: viêm tuyến tiền liệt, nhiễm trùng được sinh dục, ung thư tinh hoàn,...  Ngăn chặn những cơn khó chịu: Triệt sản còn làm giảm đáng kể tiếng ồn do mèo đực gào gọi mèo cái trong kỳ sinh sản. Điều này làm giảm bớt sự phiền toái đối với với “sen” và hàng xóm do tiếng kêu phát ra liên tục. Đồng thời hạn chế kích thích, gây căng thẳng cho các thú cưng khác trong nhà. Có thể thấy, việc triệt sản cho mèo đực và vô cùng quan trọng và là quyết định đúng đắn để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho mèo cưng và cộng đồng xung quanh. 2. Vì sao mèo đực triệt sản vẫn gào cái? Triệt sản là giải pháp hiệu quả giúp ngăn chặn hành vi động dục ở mèo đục. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mèo cưng của nhiều “sen” vẫn còn xuất hiện tình trạng gào cái sau khi đã được triệt sản. Vậy nguyên nhân khiến mèo đực triệt sản vẫn gào cái là gì? Một số lý do phổ biến bao gồm: Hormone testosterone còn sót lại: Nếu bạn triệt sản muộn, đặc biệt là đối với những bé mèo trưởng thành, thì trong cơ thể chúng đã sản sinh một lượng testosterone nhất định (hormone gây ra hành vi giao phối ở mèo đực). Sau phẫu thuật, hormone này vẫn còn tồn tại, khiến bé có thể tiếp tục thể hiện một số hành vi động dục trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, theo thời gian, nồng độ hormone này sẽ dần giảm và sau vài tuần hoặc vài tháng khi đã đạt mức đủ thấp, mèo sẽ không còn gào cái nữa. Bản năng: Đối với những bé mèo trưởng thành đã từng gào cái trước khi triệt sản, chúng có thể vẫn giữ lại những thói quen và hành vi sinh sản do bản năng ngay cả sau khi đã triệt sản. Điều này đặc biệt dễ xảy ra ở những bé dễ bị căng thẳng hoặc kích thích trong môi trường xung quanh. Mèo đã triệt sản vẫn bị ảnh hưởng bởi thói quen và hành vi động dục nếu có sự cảm nhận hoặc tiếp xúc với mèo mèo ở xung quanh Vấn đề sức khỏe: Mèo ở độ tuổi trung niên hoặc lớn tuổi có nguy cơ mắc các bệnh như cường giáp hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Sau khi triệt sản, những bệnh lý này có thể khiến mèo biểu hiện một số hành vi tương tự như động dục, dễ khiến bạn nhầm lẫn. >> Xem thêm: Triệt sản mèo đực khi nào thì tốt nhất? 3. Dấu hiệu mèo đực gào cái dễ nhận biết Sau khi đã triệt sản cho mèo, nếu vẫn còn lượng hormone testosterone sót lại trong cơ thể, mèo cưng có thể xuất hiện một số dấu hiệu gào cái điển hình như: Đánh dấu lãnh thổ: Mèo vẫn có thể xuất hiện tình trạng đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu ở một vài khu vực quen thuộc, mức độ thường tương đối nhẹ trong...

06/10/2024

PETKIT by HeLiCorp

Liên hệ