Mèo bị giảm bạch cầu nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cao và có khả năng lây lan nhanh chóng. Để quá trình điều trị đạt hiệu quả, bên cạnh các loại thuốc và phương pháp trị liệu của bác sĩ thú y, việc bổ sung dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Vậy thì, mèo bị giảm bạch cầu nên ăn gì trong thời gian này? Hãy cùng xem qua những lưu ý dưới đây của PETKIT VIỆT NAM để chăm sóc cho boss của bạn đúng cách nhé!
1. Vì sao mèo bị giảm bạch cầu?
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo (FPV - Felien Panleukopenia Virus) hay còn được biết đến với tên là bệnh viêm ruột thừa. Đây là căn bệnh khá phổ biến mà mèo thường mắc phải. Bệnh này có khả năng truyền nhiễm cao và tỷ lệ tử vong cao khoảng từ 50-90%, rất đáng lo ngại cho sức khỏe thú cưng.
Các nguyên nhân gây bệnh giảm bạch cầu ở mèo gồm:
-
Tiếp xúc dịch tiết chất thải của chó hay mèo bị bệnh: FPV có thể tồn tại bất cứ đâu trong chất thải của thú cưng từ phân, nước tiểu, nước bọt hay dịch tiết. Nếu không may thú cưng bạn tiếp xúc với những chất này mang mầm bệnh, thì khả năng cao vi rút lan truyền và lây nhiễm ngay.
-
Tiếp xúc trực tiếp qua vết cắn hay vết thương: Chơi đùa với nhau là hình thức giúp cho các boss giải tỏa được căng thẳng. Nhưng nếu một trong các bé đang bị bệnh thì những bé còn lại vẫn có nguy cơ lây nhiễm và mắc bệnh.
Những nguyên nhân dẫn đến bệnh giảm bạch cầu ở mèo
-
Vi rút tồn tại lâu trong môi trường: Vi rút FPV có khả năng tồn tại lâu trong môi trường không khí. Trong khoảng thời gian này, nó có thể lây lan và di chuyển đến các vật dụng sinh hoạt hằng ngày. Từ chăn gối đến các vật dụng của mèo, vi rút vẫn bám trụ vào được. Hãy duy trì thói quen vệ sinh thường xuyên để giảm nguy cơ sinh sôi và phát triển của loại vi rút này.
Lồng sấy lông chó mèo PETKIT AirSalon Max Pro |
Thời gian ủ bệnh của FPV rất nhanh, thường trong vòng 24h, vi rút đã có trong máu và di chuyển khắp cơ thể mèo. Từ khi nhiễm bệnh đến khi phát hiện, kéo dài từ 2 - 3 ngày đến từ 5 - 7 ngày. Các tế bào bạch cầu là một phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch có công năng chống lại bệnh tật. Điều đó có nghĩa khi mèo bị giảm bạch cầu, khả năng miễn dịch sẽ giảm và đó là khoảng thời gian vàng vi rút có cơ hội tấn công.
Trong thời gian mèo đang mắc bệnh, việc chăm sóc và chế độ dinh dưỡng đúng cách sẽ giúp bạn mèo hồi phục nhanh chóng hơn. Vậy, mèo bị giảm giảm bạch cầu nên ăn gì trong quá trình điều trị và cách điều trị thế nào là hợp lý? Cùng PETKIT tìm hiểu thêm những nội dung phía dưới này nhé.
2. Mèo bị giảm bạch cầu nên ăn gì?
Mèo bị giảm bạch cầu nên ăn gì trong giai đoạn điều trị và phục hồi sức khỏe? Một số loại thực phẩm có dinh dưỡng cao được bác sĩ thú y khuyên dùng dưới đây:
2.1 Thức ăn dễ tiêu hóa
Nếu bạn còn phân vân về việc cho mèo bị giảm bạch cầu ăn gì, thì thịt gà và thịt bò là sự lựa chọn ưu tiên. Cả hai loại thực phẩm này đều giàu protein hỗ trợ tăng cường miễn dịch, tăng sức khỏe cũng như tái tạo lại tế bào máu cho mèo. Tuy nhiên, bạn cần chọn phần thịt nạc và ít mỡ, chế biến kỹ và xé nhỏ để giúp các bé dễ tiêu hóa hơn nhé.
Chế độ dinh dưỡng chăm sóc khi mèo bị bệnh giảm bạch cầu
2.2 Thực phẩm giàu protein
Cá hồi chứa nhiều Omega-3, hỗ trợ giảm viêm tốt và có lợi cho tim mạch. Bên cạnh đó, thịt gà, thịt bò cũng là những loại thực phẩm có chứa protein cao. Việc cung cấp chúng giúp tăng năng lượng, cũng như là thúc đẩy quá trình hồi phục ở mèo, đặc biệt là mèo khi bị bệnh giảm bạch cầu.
2.3 Vitamin và khoáng chất
Khi mèo bị bệnh, vitamin và khoáng chất là những thành phần không thiếu cần bổ sung vào chế độ ăn cho bé. Cà rốt hay rau cải xanh chính là một số loại thực phẩm điển hình bởi sự dồi dào vitamin và khoáng chất.
Rau cải xanh chứa nhiều chất xơ, vitamin A, K và C giúp cải thiện được hệ miễn dịch và tiêu hóa ở mèo. Cà rốt chứa nhiều khoáng chất bổ trợ cho thị thực và sức khỏe tim mạch của mèo. Việc bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất vào chế độ ăn hằng ngày giúp cân bằng và hỗ trợ hồi phục sức khỏe cho mèo một cách hiệu quả và toàn diện.
2.4 Uống nước sạch
Nước sạch cũng là một nhân tố quan trọng, bởi nó giúp cân bằng hydrat hóa và hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong hệ tiêu hóa của thú cưng. Thay vì cho mèo uống trong bát nước thông thường, nên chọn máy lọc nước dành riêng cho thú cưng để đảm bảo chất lượng nước tốt nhất, điển hình như máy lọc nước cho chó mèo đến từ nhà PETKIT.
Ví dụ, máy lọc nước PETKIT Eversweet Max 3L có chức năng loại bỏ vi khuẩn, kim loại nặng, bụi bẩn,... tạo vị ngọt cho nước. Từ đó giúp hạn chế được khả năng viêm đường tiết niệu ở thú cưng của bạn. Đồng thời, máy lọc nước sử dụng pin không dây có thể hoạt động đến 83 ngày mà không cần cắm điện, an toàn cho chó và mèo của bạn khi bạn không có ở nhà. Bơm không dây được tích hợp trong máy không bị rò rỉ về điện, là sự lựa chọn an toàn cho thú cưng của bạn.
Máy lọc nước PETKIT Eversweet Max 3L - Dùng pin sạc 5000mAh |
Vậy là PETKIT đã giúp các bạn trả lời câu hỏi “mèo bị giảm bạch cầu thì nên ăn gì?” Việc lựa chọn loại thực phẩm hay nước uống để phù hợp với “bé mèo” là vô cùng quan trọng để cải thiện sức khỏe của “boss".
>> Xem thêm: Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có lây không
3. Mèo bị giảm bạch cầu nên kiêng gì?
Nếu đã trả lời được câu hỏi “Mèo bị giảm bạch cầu nên ăn gì?” thì các bạn cũng nên lưu ý thêm những món ăn mà mèo cần “kiêng” khi bị bệnh giảm bạch cầu. Trong quá trình điều trị bệnh giảm bạch cầu ở mèo, một số thực phẩm không tốt, hạn chế cho “Hoàng thượng” gồm:
3.1 Đồ ăn tanh
Những thực phẩm như cá, tôm, mực,... thật sự là những thức ăn mèo cực kỳ thích nhưng lưu ý cần tránh xa khi mèo vẫn còn đang trong thời gian điều trị bệnh. Việc tiêu thụ những loại thực phẩm này không làm cho mèo hồi phục sức khỏe mà còn làm cho bệnh ở bé mèo trở nặng hơn. Vì trong những thực phẩm tanh thường chứa nhiều chất ô nhiễm như: chì hoặc thủy ngân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ miễn dịch của mèo.
Ngoài ra, hải sản chứa lượng chất béo cao và khó tiêu hóa. Khi tiếp nạp quá nhiều có thể gây tăng cân và tăng viêm nhiễm ở mèo.
3.2 Thực phẩm cứng, khó tiêu
Các loại hạt cứng hay thực phẩm khô có thể gây tắc nghẽn đường tiêu hóa khi mèo nuốt phải một lượng thức ăn lớn. Đồng thời, những thực phẩm cứng này cũng gây cản trở quá trình tiêu hóa và trao đổi chất, dẫn đến việc khó tiêu hóa ở mèo, gây kích ứng dạ dày và làm suy giảm hệ tiêu hóa.
3.3 Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh
Đồ ăn quá nóng sẽ gây bỏng miệng, đồng thời làm chậm quá trình tiêu hóa và gây ra một vài vấn đề như khó tiêu, buồn nôn. Cần lưu ý thức ăn cho mèo luôn ở nhiệt độ ấm, không quá nóng cũng không quá lạnh.
Trong trường hợp mèo đang bị viêm đường ruột, việc làm nhuyễn thức ăn giúp mèo dễ tiêu hóa và không gặp vấn đề khó khăn khi ăn. Đồng thời, cần lưu ý chọn lựa thực phẩm phù hợp nhưng vẫn bảo đảm vẫn giữ đủ chất dinh dưỡng và cân bằng trong thực đơn hằng ngày cho thú cưng.
4. Những điều lưu ý khi cho mèo giảm bạch cầu ăn uống
Những lưu ý cần biết khi cho mèo ăn uống khi bị bệnh giảm bạch cầu
Ngoài việc phải nắm được thông tin mèo bị giảm bạch cầu nên ăn gì, chủ nuôi vẫn cần biết một số điều lưu ý trong thực đơn và cách thức cho ăn để hỗ trợ quá trình hồi phục thú cưng nhanh chóng. Vậy, cùng PETKIT by HeLiCorp tham khảo những lưu ý dưới đây:
4.1 Chia nhỏ bữa ăn
Giúp mèo ăn từ từ và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, hệ tiêu hóa hoạt động ổn định và hỗ trợ cung cấp năng lượng cần thiết tăng đề kháng hiệu quả cho mèo.
Bát Ăn, Chén Ăn Định Lượng Cho Chó Mèo Petkit |
4.2 Làm ấm thức ăn
Những thực phẩm khó tiêu hay quá nóng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và miễn dịch của mèo. Do đó, cần làm ấm lại thức ăn trước khi cho mèo ăn để tránh gây hại cho sức khỏe của mèo.
4.3 Cho mèo ăn ở nơi yên tĩnh
Bệnh viêm đường ruột khiến mèo cảm thấy bồn chồn và khó chịu hơn so với những ngày khỏe mạnh khác. Cần tạo điều kiện môi trường thoải mái và yên tĩnh, an toàn giúp mèo nhà mình cảm thấy yên tâm. Vuốt ve chơi đùa hay thường xuyên nói chuyện với mèo cũng là cách để tăng cường giúp mèo bớt căng thẳng và hồi phục tinh thần nhanh hơn.
4.4 Cách ly với mèo khác
Hạn chế cho mèo của bạn tiếp xúc với các mèo khác khi trong quá trình điều trị, vì bạn không biết chắc được những “bạn” mèo khác bị nhiễm bệnh FPV hay không.
>> Xem thêm: Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có lây không, lây qua đường nào?
4.5 Quan sát lượng thức ăn mà mèo ăn để điều chỉnh cho phù hợp
Theo dõi cẩn thận thái độ của mèo khi ăn uống, điều chỉnh thực phẩm theo nhu cầu nhưng vẫn không mất dinh dưỡng cho boss.
Bạn cũng có thể lựa chọn máy cho thú cưng ăn để có thể theo dõi và quản lý được bữa ăn của mèo một cách tốt hơn. Máy cho chó mèo ăn tự động Petkit Yumshare Gemini được trang bị 2 ngăn thức ăn, bạn có thể phân chia nhiều loại thức ăn cho boss. Bạn cũng có thể theo dõi và kiểm soát lượng thức ăn thông qua app Petkit. Với dung tích 5 lít, một ngăn 2 lít và một ngăn 3 lít bạn tùy chỉnh được lượng thức ăn nhiều hay ít dựa trên app và dễ dàng biết rằng boss của bạn có đang ăn ngon miệng hay không.
Máy ăn PETKIT Gemini YumShare Dual-Hopper có camera - 2 ngăn |
4.6 Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để có chế độ ăn phù hợp
Đối với một số trường hợp đặc biệt khác, chủ nhân cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ thú y để có chế độ ăn phù hợp với tình trạng bệnh: thức ăn nên và kiêng, các lưu ý cụ thể… Nên cho mèo thăm khám định kỳ 3 tháng một lần để theo dõi tình trạng sức khỏe.
Bài viết trên PETKIT đã cung cấp những thông tin chi tiết về bệnh giảm bạch cầu ở mèo và tầm quan trọng của việc chăm sóc dinh dưỡng trong trường hợp này. Đừng ngần ngại khám phá thêm nhiều thông tin hữu ích tại PETKIT by HeLiCorp để giúp thú cưng mỗi ngày tốt hơn.
>> Xem thêm: Mèo bị giảm bạch cầu có bị lại không?
>> Xem thêm: Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có chữa được không?
>> Xem thêm: Cách phòng bệnh giảm bạch cầu ở mèo hiệu quả nhất
>> Xem thêm: Mèo bị ghẻ ở cổ do đâu? Điều trị thế nào?