Chăm Sóc Mèo

Tất tần tật cách chăm sóc mèo Ba Tư dành cho Sen

19/12/2024

Tất tần tật cách chăm sóc mèo Ba Tư dành cho Sen

Mèo Ba Tư, với bộ lông dài kiêu sa và tính cách hiền lành, là lựa chọn hoàn hảo cho những người yêu thú cưng. Nhưng để bé cưng luôn khỏe mạnh và đẹp mã, “sen” cần nắm rõ cách chăm sóc mèo Ba Tư đúng chuẩn. Từ việc chọn thức ăn phù hợp, vệ sinh lông mượt mà, đến phòng tránh các bệnh thường gặp. Bài viết này sẽ bật mí tất tần tật bí kíp để các “sen” tự tin...

Những dấu hiệu mèo bị cảm lạnh mà Sen cần lưu ý

Những dấu hiệu mèo bị cảm lạnh mà Sen cần lưu ý

Cảm lạnh không chỉ là vấn đề thường gặp ở con người mà còn có thể xảy ra ở thú cưng. Đặc biệt, khi thời tiết chuyển mùa, nguy cơ mèo bị cảm lạnh tăng cao và khiến nhiều “sen” lo lắng. Vậy làm sao để nhận biết dấu hiệu mèo bị cảm để chăm sóc kịp thời và bảo vệ sức khỏe thú cưng toàn diện? Trong bài viết này, PETKIT sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như cách chữa mèo bị cảm lạnh và biện pháp phòng ngừa. 1. Top 7 dấu hiệu mà bị cảm lạnh phổ biến Mèo cũng giống như người, dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh và môi trường thay đổi thất thường. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận biết dấu hiệu mèo bị cảm lạnh kịp thời. Sau đây là những biểu hiện phổ biến mà bạn cần lưu ý: 1.1 Hắt hơi liên tục Một trong những dấu hiệu mèo bị cảm dễ nhận biết là mèo thường hắt hơi liên tục. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể để loại bỏ vi khuẩn, virus hoặc bụi bẩn gây kích ứng đường hô hấp.  Khi mèo bị cảm, niêm mạc mũi của mèo thường bị viêm, khiến chúng phải hắt hơi để tự bảo vệ. Tuy nhiên, nếu chúng hắt hơi liên tục trong vài ngày, kèm theo các triệu chứng như chảy nước mũi và đỏ mắt, thì đó có thể là dấu hiệu mèo đang đối mặt với nguy cơ nhiễm cảm lạnh. 1.2 Chảy nước mũi hoặc dịch mũi đặc Chảy nước mũi là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của mèo bị cảm lạnh. Ở giai đoạn nhẹ, dịch mũi thường trong suốt và ít chảy. Nhưng nếu bệnh tiến triển nặng, dịch mũi có thể trở nên đặc hơn, chuyển sang màu vàng hoặc xanh, thậm chí kèm theo mùi khó chịu. Dịch mũi đặc và đổi màu cho thấy tình trạng nhiễm trùng đã xuất hiện. Lúc này, mèo có thể gặp khó khăn trong việc thở, thường xuyên phải há miệng để hô hấp. Màu chảy nước mũi và hắt hơi liên tục khi bị cảm lạnh 1.3 Lười ăn hoặc bỏ bữa Mèo bị cảm thường cảm thấy mệt mỏi và mất cảm giác thèm ăn, một phần điều này là do hệ thống miễn dịch đang tập trung năng lượng chống lại bệnh tật. Việc bỏ ăn kéo dài có thể dẫn đến mất dinh dưỡng, làm suy yếu sức đề kháng và khiến cơ thể mèo khó hồi phục hơn. 1.4 Mệt mỏi và thiếu năng lượng Một dấu hiệu khác cho thấy mèo bị cảm là sự uể oải và giảm hứng thú trong các hoạt động thường ngày. Nếu trước đây mèo của bạn rất năng động, thích chạy nhảy hoặc đùa nghịch, nhưng giờ đây chúng chỉ muốn nằm yên một chỗ và ngủ suốt ngày, rất có thể bé đang không khỏe. Việc ngủ nhiều hơn cũng là cách cơ thể mèo bảo tồn năng lượng để chống lại các virus gây bệnh. 1.5 Ho và thở khò khè Khi virus hoặc vi khuẩn cảm lạnh ảnh hưởng đến đường hô hấp, mèo thường có biểu hiện ho và phát ra âm thanh khò khè khi đang thở. Những cơn ho sẽ thường xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm hoặc khi mèo đang ngủ. Ngoài ra, do dịch nhầy tích tụ trong phổi và cổ họng khiến mèo cũng có tiếng thở khò khè. Đây là một trong những triệu chứng nghiêm trọng, cho thấy hệ hô hấp của mèo đang gặp vấn đề xấu. Mèo thở khò khè là một dấu hiệu mèo bị cảm 1.6 Mắt đỏ, bị chảy nước Đôi mắt của mèo cũng tiết lộ nhiều về tình trạng sức khỏe của chúng. Khi mèo bị cảm lạnh, vi khuẩn có thể kích thích tuyến lệ và gây ra hiện tượng chảy nước mắt. Bạn có thể nhận thấy mắt mèo đỏ hơn, bị sưng và có dịch tiết ở khóe mắt. 1.7 Sốt nhẹ hoặc sốt cao Sốt là một cách mà cơ thể mèo phản ứng trước sự tấn công của virus và vi khuẩn gây bệnh cảm. Thông thường, thân nhiệt mèo khỏe mạnh sẽ dao động từ 38 độ C đến 39 độ C. Mèo bị cảm thường có thân nhiệt cao hơn bình thường và bạn có thể dễ dàng cảm nhận điều đó qua tai hoặc lòng bàn chân của mèo. Nếu nhiệt độ cơ thể mèo vượt ngưỡng 39.2 độ C, đây là biểu hiện mèo đã bị sốt cao và cần được can thiệp chữa trị. 2. Cách chữa mèo bị cảm lạnh Phát hiện dấu hiệu mèo bị cảm lạnh kịp thời là bước đầu tiên để chữa bệnh. Tiếp theo, bạn cần phải biết cách chăm sóc và biện pháp điều trị hiệu...

15/12/2024

Tất tần tật cách tẩy giun cho mèo tại nhà

Tất tần tật cách tẩy giun cho mèo tại nhà

Giun sán luôn là nỗi ám ảnh không nhỏ với những người nuôi mèo, bởi vì chúng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà còn cả trở sự phát triển toàn diện của các “boss cưng”. Trong bài viết này, PETKIT sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết cách tẩy giun cho mèo tại nhà một cách an toàn và hiệu quả. Với những mẹo chăm sóc hữu ích được chia sẻ sau đây, bạn hoàn toàn có thể bảo vệ sức khỏe và mang lại sự thoải mái cho “hoàng thượng” của mình đấy. 1. Những biểu hiện khi mèo bị giun? Mèo là thú cưng vô cùng dễ thương, nhưng việc chăm sóc bé không phải lúc nào cũng đơn giản, đặc biệt là mèo đang bị nhiễm giun. Trước khi tìm hiểu cách tẩy giun cho mèo tại nhà, bạn cần biết thêm những dấu hiệu khi mèo bị giun để kịp thời xử lý. Dưới đây là một số biểu hiện phổ biến khi mèo bị giun mà có thể bạn chưa biết: 1.1 Mèo gầy gò, ăn uống kém Khi bé mèo nhà bạn được ăn đủ bữa và bổ sung dinh dưỡng đều đặn mỗi ngày, nhưng nếu vẫn không tăng cân mà thâm chí còn gầy đi rõ rệt, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo mèo đã bị nhiễm giun sán. Khi mèo bị giun sán ký sinh trong dạ dày và ruột, chúng sẽ cạnh tranh và hấp thụ phần lớn chất dinh dưỡng từ thức ăn trước khi cơ thể mèo kịp chuyển hóa. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng, khiến mèo trở nên mệt mỏi, suy nhược cơ thể và sụt cân liên tục. Mèo bị gầy gò mặc dù ăn uống đều đặn mỗi ngày  1.2 Mèo đi đại tiện ra máu hoặc có giun Phân của mèo là một chỉ số quan trọng để phản ánh tình trạng sức khỏe hiện tại của chúng. Nếu bạn nhận thấy phân của “boss” trở nên loãng, mùi khó chịu hơn bình thường hoặc có sự xấu hiện của các đoạn nhỏ màu trắng giống hạt gạo và sợi mì, rất có khả năng là mèo bị giun trắng. Trong trường hợp phân có lẫn với các vệt máu, đây có thể là biểu hiện của việc mèo bị giun đũa ký sinh trong đường ruột và gây ra các tổn thương về niêm mạc ruột. Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu trên, bạn cần áp dụng cách tẩy giun cho mèo ngay lập tức hoặc đưa mèo đến bác sĩ thú y để kiểm tra kỹ lưỡng hơn. 1.3 Mèo thường xuyên nôn mửa Một trong những dấu hiệu rõ ràng của việc mèo bị giun là mèo thường xuyên nôn mửa ra dịch nhầy, bọt trắng và thậm chí là những con giun nhỏ. Những con giun này có thể làm tổn thương đường ruột, khiến mèo không thể hấp thụ các dưỡng chất cần thiết và ảnh hưởng đến sức khỏe của mèo về lâu dài. 1.4 Mèo bị khó tiêu kéo dài Khi mèo bị nhiễm giun, đặc biệt là giun đũa, chúng sẽ phát triển và sinh sôi nảy nở trong ruột mèo và cản trở hệ tiêu hóa hoạt động. Hệ quả là mèo dễ bị đầy hơi, bụng chướng to và cảm giác khó tiêu kéo dài.  Nếu không được can thiệp sớm, tình trạng này sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng và dễ gây ra tắc nghẽn đường ruột. Mèo thường xuyên nôn mửa ra dịch nhầy khi bị giun 1.5 Mèo bị ngứa hậu môn Một số loài giun như giun trắng có thể đẻ trứng và chui ra ngoài theo đường hậu môn của mèo và tạo ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Nếu bạn nhận thấy bé mèo thường xuyên liếm, cào và gãi khu vực quanh hậu môn, đó là cảnh báo cho thấy mèo đang bị nhiễm giun.  Bên cạnh đó, hành động cọ mông trên sàn hay kéo lê phần mông là cách chúng đang cố làm dịu cơn ngứa do giun gây ra. Lưu ý: Biểu hiện này không chỉ xuất hiện khi mèo bị giun trắng, mà còn có thể là do giun đũa, giun móc,... hoặc các loại ký sinh trùng khác như bọ chét và ve gây nên. 1.6 Lông mèo xơ xác Mèo bị giun đồng nghĩa với việc hệ tiêu hóa của chúng cũng bị ảnh hưởng, khiến cho việc hấp thụ các dưỡng chất cần thiết như vitamin, protein và khoáng chất trở nên kém hơn. Kết quả là bộ lông của mèo - vốn là biểu tượng của vẻ đẹp dần mất đi độ óng ả và mềm mượt vốn có. Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy mèo bị rụng lông nhiều hơn bình thường, lông trở nên thô ráp,...

14/12/2024

Nên tẩy giun cho mèo trước hay sau khi ăn?

Nên tẩy giun cho mèo trước hay sau khi ăn?

Tẩy giun cho mèo là một bước quan trọng để đảm bảo sức khỏe và ngăn ngừa các bệnh ký sinh trùng nguy hiểm. Tuy nhiên, không ít “sen” thắc mắc liệu nên tẩy giun cho mèo trước hay sau khi ăn để đạt hiệu quả tối ưu và đảm bảo an toàn cho mèo cưng. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm câu trả lời, bài viết này của Petkit sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và áp dụng đúng cách nhé! 1. Những lý do nên tẩy giun định kỳ cho mèo Tẩy giun định kỳ không chỉ là việc làm cần thiết mà còn là yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe toàn diện cho mèo cưng. Dưới đây là những lý do “sen” không nên bỏ qua việc tẩy giun thường xuyên: 1.1 Ngăn ngừa nguy cơ mèo bị giun gây hại Mèo rất dễ bị nhiễm các loại giun như giun đũa, giun móc hoặc giun trắng (còn gọi là giun kim) từ môi trường xung quanh, tiếp xúc với động vật hoang, nhiễm bệnh hoặc bắt nguồn từ thức ăn. Những ký sinh trùng này có thể làm tổn thương đường ruột, gây khó chịu và giảm sức khỏe tổng thể của mèo. 1.2 Tăng hấp thụ dinh dưỡng, hỗ trợ tiêu hóa Khi mèo bị giun trắng hay giun đũa, chúng có thể hấp thụ dinh dưỡng của vật chủ, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng dù mèo được ăn uống đầy đủ. Vì không đủ dinh dưỡng cho cơ thể nên sức đề kháng của bé sẽ suy giảm, lông xơ và rụng đi nhiều. Do đó, việc tẩy giun định kỳ giúp “boss” hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, phát triển khỏe mạnh và duy trì năng lượng. Các ký sinh trùng sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng trong cơ thể bé 1.3 Phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm cho boss Nhiễm giun lâu ngày không được điều trị có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như tắc ruột, tổn thương gan hay thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Mèo bị giun đũa thường bị tiêu chảy, nôn mửa và nhiều vấn đề khác. Tẩy giun định kỳ là cách đơn giản và hiệu quả để bảo vệ mèo khỏi những nguy cơ này. >> Xem thêm: Chi tiết lịch tẩy giun cho mèo theo từng độ tuổi 1.4 Giảm nguy cơ lây nhiễm cho con người và động vật khác Một số loại giun ở mèo vẫn có khả năng lây sang người, đặc biệt là trẻ em hoặc lây trứng giun sang các thú cưng khác, dính vào đồ vật, đồ ăn,.... Việc tẩy giun định kỳ không chỉ bảo vệ mèo cưng mà còn đảm bảo an toàn cho gia đình bạn và các “boss” khác. 1.5 Duy trì sức khỏe tổng thể và tuổi thọ cho mèo Mèo bị giun thường có các dấu hiệu như chậm lớn, mệt mỏi, tiêu chảy hoặc nôn mửa, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tẩy giun định kỳ giúp bé duy trì trạng thái khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch và kéo dài tuổi thọ.  Tẩy giun định kỳ giúp bé khỏe mạnh và hạnh phúc hơn 2. Tẩy giun cho mèo trước hay sau khi ăn? Tẩy giun cho mèo là việc làm quan trọng để loại bỏ các loại ký sinh trùng. Tuy nhiên, nhiều “sen” vẫn băn khoăn: nên tẩy giun cho mèo trước hay sau khi ăn để đạt hiệu quả tốt nhất?  Câu trả lời là bạn nên tẩy giun cho mèo trước khi ăn nhé! Điều này giúp bé hấp thụ thuốc tốt hơn, tăng khả năng tiêu diệt giun hiệu quả. Bên cạnh đó, việc tẩy giun trước khi ăn còn giúp giảm nguy cơ phản ứng phụ, bởi một số loại thuốc tẩy giun có thể gây nôn mửa hoặc khó chịu nếu dùng khi mèo đã ăn no.  Vậy nên cho “hoàng thượng” nhịn ăn bao lâu trước khi xổ giun? Thông thường, bạn nên để mèo nhịn ăn khoảng 6-8 tiếng trước khi tẩy giun. Tốt nhất là “sen” hãy cho bé ăn ít vào buổi tối và tiến hành tẩy giun vào sáng hôm sau. Việc này giúp đảm bảo dạ dày mèo hoàn toàn trống rỗng, tạo điều kiện tối ưu cho thuốc phát huy tác dụng.  Khi bắt đầu tẩy giun cho mèo, các “sen” nên lưu ý những điều sau: Đọc kỹ hướng dẫn: Mỗi loại thuốc sẽ có yêu cầu khác nhau về thời điểm sử dụng. Việc này giúp bạn tránh nhầm lẫn và đảm bảo an toàn cho mèo. Quan sát phản ứng: Sau khi tẩy giun, hãy theo dõi tình trạng mèo trong 24 giờ đầu. Nếu bé có dấu hiệu bất thường như mệt mỏi, nôn mửa kéo dài, hãy đưa mèo đến bác sĩ thú y ngay. Kết hợp chế độ dinh dưỡng: Hãy đảm bảo mèo...

14/12/2024

Chi tiết lịch tẩy giun cho mèo theo từng độ tuổi

Chi tiết lịch tẩy giun cho mèo theo từng độ tuổi

Giun sán là một trong những nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý nghiêm trọng ở mèo. Tẩy giun định kỳ cho mèo là một phần vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe thú cưng, giúp chúng tránh khỏi những rủi ro về bệnh tật do ký sinh trùng gây ra. Cùng PETKIT khám phá bài viết dưới đây để cùng nắm rõ lịch tẩy giun cho mèo hiệu quả để bé mèo luôn khỏe mạnh và đáng yêu nhé. 1. Vì sao cần tẩy giun cho mèo? Mèo bị giun là tình trạng khá phổ biến, nhất là ở những chú mèo nhỏ hoặc mèo sống lâu ngày trong môi trường dơ bẩn sẽ rất dễ tiếp xúc với nguồn bệnh và bị lây nhiễm.  Các loại giun khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, vì vậy, tẩy giun cho mèo không chỉ giúp chúng tránh khỏi các bệnh nguy hiểm, mà còn đảm bảo sức khỏe tổng thể cho bạn và gia đình. Ngăn ngừa các bệnh lý nghiêm trọng: Mèo bị giun đũa hoặc mèo bị giun trắng thường có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường ruột, suy dinh dưỡng, chậm phát triển và nặng hơn là tổn thương nội tạng. Bảo vệ sức khỏe con người: Một số loại giun như giun đũa, giun móc,... có thể lây lan sang người, đặc biệt là dễ lây với trẻ em và người lớn tuổi có hệ miễn dịch yếu.  Cải thiện sức khỏe tổng thể: Mèo được tẩy giun định kỳ thường có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ít gặp các vấn đề về rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy và nôn ói.  Tẩy giun nhằm đảm bảo sức khỏe của mèo và người 2. Lịch tẩy giun cho mèo theo từng độ tuổi Mỗi giai đoạn phát triển của mèo cần xây dựng một lịch trình tẩy giun riêng biệt để phù hợp với cơ địa và nhu cầu sức khỏe của bé. Bạn có thể tham khảo chi tiết lịch tẩy giun mèo theo từng độ tuổi dưới đây: 2.1 Giai đoạn mèo con từ dưới 3 tháng tuổi Ở giai đoạn này, mèo con rất dễ bị nhiễm giun cho bú sữa mẹ hoặc tiếp xúc với môi trường bẩn. Vì vậy, quá trình này cần bắt đầu sớm để loại bỏ các nguy cơ nhiễm giun ngay từ những ngày đầu đời của mèo, cũng như ngăn ngừa các biến chứng sức khỏe khác.  Độ tuổi: Từ 3 tuần tuổi (tương đương 21 - 25 ngày), đây chính là thời điểm vàng để bạn bắt đầu chu trình tẩy giun.  Tần suất khuyến nghị: Lặp lại đều đặn mỗi 2 tuần/lần cho đến khi mèo tròn 12 tuần tuổi. Nên chọn loại thuốc an toàn và phù hợp với thể trạng của mèo con.  2.2 Mèo từ 3 - 6 tháng tuổi Khi mèo đã lớn hơn, hệ tiêu hóa của chúng cũng dần hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, nguy cơ lây và tái nhiễm giun vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.  Độ tuổi: Khi mèo đạt từ 3 - 6 tháng tuổi, thực hiện tẩy giun trong giai đoạn này sẽ ngăn chặn sự tái phát của giun và bảo vệ sức khỏe lâu dài. Tần suất khuyến nghị: Tẩy giun mỗi tháng một lần và liên tục đến khi mèo đủ 6 tháng tuổi. Loại giun cần kiểm tra: Giun đũa, giun móc và giun tóc. Mèo con cần được tẩy giun đều đặn để phát triển khỏe mạnh 2.3 Mèo trưởng thành trên 6 tháng tuổi Đối với mèo trưởng thành, tẩy giun định kỳ không chỉ là chìa khóa duy trì sức khỏe toàn diện mà còn là cách hiệu quả để ngăn ngừa nguy cơ lây lan bệnh tật trong gia đình. Độ tuổi: Từ trên 6 tháng tuổi trở đi. Mèo trưởng thành dù rất ít nguy cơ nhiễm giun từ sữa mẹ, thì vẫn dễ bị lây nhiễm từ yếu tố bên ngoài như môi trường sống hoặc thông qua các thực phẩm chưa chế biến. Tần suất khuyến nghị: Tẩy giun mỗi 3 tháng/lần và theo chỉ định cụ thể của bác sĩ thú ý để đảm bảo hiệu quả tối ưu. 2.4 Mèo mẹ mang thai hoặc cho con bú Mèo mẹ cũng cần được chăm sóc kỹ lưỡng, bắt đầu từ việc tẩy giun đúng cách để bảo sức khỏe cho cả mẹ và đàn con. Tần suất khuyến nghị: Nên tiến hành tẩy giun trước khi phối giống hoặc tuân theo hướng dẫn từ bác sĩ thú y. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tẩy giun cho mèo mẹ, vì các thành phần không phù hợp có thể gây nguy hiểm cho thai nhi và sức khỏe của mèo con trong giai đoạn bú sữa.  2.5 Những lưu ý chung khi tẩy giun cho mèo Việc tuân thủ lịch tẩy giun cho mèo không...

13/12/2024

Mèo bị giun sán phải làm sao? Hướng dẫn giải pháp đúng

Mèo bị giun sán phải làm sao? Hướng dẫn giải pháp đúng

Mèo bị giun sán không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các bé. Vậy mèo bị giun sán phải làm sao? Bài viết này sẽ cung cấp cho sen nhiều thông tin hữu ích: cách nhận biết dấu hiệu, nguyên nhân, đến các phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Hãy cùng PETKIT by HeLiCorp tìm hiểu để bảo vệ sức khỏe cho “hoàng thượng” nhé! 1. Mèo bị giun sán có nguy hiểm không? Mèo bị giun sán có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, tùy thuộc vào mức độ nhiễm bệnh và loại giun sán mà mèo gặp phải. Giun sán gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, đường ruột và sức khỏe tổng bé của bé. Các dấu hiệu mèo bị giun sán dễ nhận biết bao gồm: chán ăn, sụt cân đột ngột, bụng to bất thường, nôn mửa, ngứa hậu môn, tiêu chảy có lẫn máu hoặc xuất hiện các đoạn giun trong phân. Ở mức độ nặng hơn, “hoàng thượng” có thể bị mất máu, thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng và thậm chí gặp nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, giun sán ở mèo không chỉ ảnh hưởng đến bản thân chúng mà còn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm sang người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi "mèo bị giun sán có nguy hiểm không" chắc chắn là CÓ. Các “sen” hãy chú ý quan sát các dấu hiệu bất thường và chủ động đưa mèo đến bác sĩ thú y để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất. Giun sán là ký sinh trùng gây hại đến sức khỏe và tính mạng của cả mèo và người 2. Mèo bị giun sán phải làm sao? Khi phát hiện mèo bị giun sán, nhiều người nuôi thường hoang mang và không biết phải làm gì để xử lý. Vậy mèo bị giun sán phải làm sao để đảm bảo sức khỏe cho "boss" yêu? Cùng PETKIT tìm hiểu từng bước cụ thể dưới đây: 2.1 Quan sát và nhận biết dấu hiệu mèo bị giun sán Trước tiên, bạn cần nhận biết các dấu hiệu mèo bị giun sán để xác định tình trạng nhiễm bệnh: Mèo chán ăn, gầy yếu hoặc suy dinh dưỡng dù ăn uống bình thường. Bụng mèo to cứng bất thường (đặc biệt ở mèo con). Nôn mửa, đôi khi có giun trong chất nôn. Tiêu chảy hoặc phân có dính máu, sẫm màu có lẫn trứng giun, hoặc giun. Lông mèo xơ xác, thiếu sức sống. Nướu mèo có màu nhợt nhạt hoặc trắng. Trong trường hợp, mèo bị tiêu chảy, đi ngoài có lẫn máu thì bạn có thể cân nhắc lựa chọn Purobot Ultra, vì máy sẽ giúp bạn theo dõi sức khoẻ thông qua tình trạng chất thải, từ đó sẽ gửi thông báo về app Petkit. Máy dọn phân mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI Nôn ói là dấu hiệu thường thấy khi mèo bị giun sán 2.2 Đưa mèo đến bác sĩ thú y Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu mèo bị giun sán, hãy đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y ngay nhé. Tại đây, bác sĩ thú y sẽ thực hiện các xét nghiệm (như xét nghiệm phân) để xác định loại giun mà mèo mắc phải, ví dụ: giun đũa, giun móc, hoặc sán dây. Việc chẩn đoán chính xác là rất quan trọng, bởi mỗi loại giun sán sẽ cần các phương pháp điều trị khác nhau. “Sen” đừng tự ý cho “boss” dùng thuốc tẩy giun mà không có chỉ định từ bác sĩ, vì điều này có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm. 2.3 Sử dụng thuốc tẩy giun đúng cách Sau khi bác sĩ chỉ định thuốc, bạn cần làm theo hướng dẫn để tẩy giun cho mèo. Các loại thuốc phổ biến thường được dùng là dạng viên hoặc dạng nước: Thuốc tẩy giun dạng viên: Bạn có thể trộn với thức ăn hoặc cho mèo uống trực tiếp.  Thuốc tẩy giun dạng nước: Người nuôi có thể dùng ống xi-lanh để bơm trực tiếp vào miệng.  Thuốc nhỏ gáy tẩy giun: Sản phẩm này nhỏ trực tiếp vào gáy mèo để tiêu diệt các trứng ký sinh trên da và lông mèo. Lưu ý rằng bạn cần đảm bảo liều lượng phù hợp với trọng lượng và tình trạng sức khỏe của mèo. Lựa chọn thuốc xổ giun phù hợp rất quan trọng với sự an toàn của “boss” cưng 2.4 Vệ sinh môi trường sống của boss sạch sẽ Bạn nên dọn dẹp khay vệ sinh hàng ngày, bởi trong phân mèo có thể lẫn trứng ký sinh trùng.  Làm sạch đồ chơi, đệm nằm và khu vực mèo sinh hoạt bằng dung dịch khử trùng. Đảm bảo “hoàng thượng” không tiếp xúc với đất bẩn hoặc phân mèo khác. Nếu có, bạn hãy tắm rửa sạch sẽ cho bé nhé! Máy dọn...

13/12/2024

Giải đáp: Mèo bị giun sán có lây sang người không?

Giải đáp: Mèo bị giun sán có lây sang người không?

Dù có sự chăm sóc kỹ càng, song hầu hết các bé thú cưng đều có thể bị nhiễm giun sán ở một thời điểm nào đó trong năm. Điều này khiến cho nhiều sen lo ngại về vấn đề sức khỏe của mèo cưng cũng như thắc mắc liệu mèo bị giun sán có lây sang người không? Mời các “sen” cùng PETKIT By Helicorp tìm hiểu câu trả lời chi tiết về vấn đề này ngay trong bài viết sau đây 1. Nguyên nhân bị giun sán ở mèo? Giun sán là một loại ký sinh trùng có khả năng xâm nhập vào cơ thể mèo, lấy đi những dưỡng chất quan trọng mà mèo cần để duy trì sức khỏe. Mèo thường bị nhiễm giun sán qua tiếp xúc trực tiếp với phân, đồ vật, đất... có chứa trứng giun. Ví dụ, khi mèo đi qua những khu vực ô nhiễm và vô tình liếm phải trứng giun sán bám trên lông trong quá trình tự chải chuốt, chúng có thể nuốt phải những trứng này. Ngoài ra còn có một số đường khác khiến mèo bị giun sán, bao gồm: Dùng chung hộp vệ sinh với một con mèo khác đã bị nhiễm Săn bắt và ăn chuột hoặc các con mồi khác có chứa giun sán Cắn phải bọ chét mang trứng giun Mèo con có thể bị nhiễm giun từ mẹ khi bú nếu mèo mẹ đã bị nhiễm ký sinh trùng Mèo con có thể bị nhiễm giun sán từ mèo mẹ Một số loại giun phổ biến thường lây nhiễm ở mèo mà bạn cần lưu ý: Giun đũa: Là loại ký sinh trùng đường ruột phổ biến nhất ở mèo. Giun đũa thường đẻ trứng và đào thải qua phân, và bạn có thể dễ dàng nhìn thấy chúng di chuyển trong phân hoặc chất nôn của mèo. Sán dây: Loại ký sinh trùng này có hình dạng dẹt như một dải ruy băng, thường sống trong ruột mèo. Bạn có thể phát hiện sán dây trong phân mèo hoặc trên lông gần hậu môn. Giun móc: Đây là loại ký sinh trùng nguy hiểm nhất, có thể gây chảy máu ruột ở mèo. Mèo bị nhiễm giun móc thông qua việc ăn phải ấu trùng, qua da hoặc từ mẹ khi còn trong tử cung. Giun tóc: Loại giun này có thể tồn tại trong môi trường lên đến 5 năm. Mèo bị nhiễm giun tóc khi ăn phải trứng giun có trong thức ăn, nước, đất, phân bị nhiễm hoặc thịt động vật bị nhiễm. Một số loại giun mèo dễ bị nhiễm: giun đũa, giun móc, giun tóc,... Bên cạnh những loại giun phổ biến, còn có nhiều loại giun khác ít gặp hơn nhưng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mèo, thậm chí dẫn đến tử vong, bao gồm: giun tim, giun dạ dày, giun bàng quang, giun phổi,... 2. Mèo bị giun sán có lây sang người không? Khi phát hiện các dấu hiệu mèo bị giun sán, có không ít các “sen” thắc mắc rằng “mèo bị giun sán có lây sang người không?”.  Câu trả lời là CÓ, con người có thể bị nhiễm giun từ mèo và chó, bao gồm giun đũa, giun móc và giun sán dây. Trứng giun sán từ mèo bị nhiễm bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể người qua nhiều con đường khác nhau, cụ thể: Tiếp xúc trực tiếp với phân mèo mà không đeo găng tay hay rửa tay kỹ càng sau khi dọn dẹp hộp đi vệ sinh của mèo. Tiếp xúc với môi trường chứa trứng giun sán, chẳng hạn như đi chân trần qua đất bị nhiễm giun, làm vườn mà không đeo găng tay, trẻ em chơi trong hố cát có phân mèo bị nhiễm giun,.... Ăn phải thức ăn chứa trứng giun chưa được rửa sạch và nấu chín Chơi đùa, vuốt ve mèo bị nhiễm giun sán: Trứng giun có thể bám vào lông da của mèo. Khi bạn ôm ấp, vuốt ve bé, trứng sẽ bám vào người bạn nếu bạn vô tình đưa tay lên miệng. Ngủ chung giường với thú cưng có dấu hiệu nhiễm giun có thể khiến bạn vô tình nuốt hoặc hít phải trứng giun. Ngủ chung với mèo sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm sán ở người Sau khi xâm nhập vào cơ thể con người, trứng giun sán bắt đầu nở trong ruột và phát triển thành giun non, sau đó di chuyển đến các mô khác trong cơ thể, bao gồm cả mắt và não. Nhiễm trùng do giun sán gây ra có thể gây tổn thương các cơ quan này, thậm chí dẫn đến mù lòa. 3. Cách phòng ngừa mèo bị giun sán Việc phòng ngừa mèo bị giun sán ngay từ những giai đoạn phát triển đầu đời của bé là cần thiết để bảo vệ toàn diện sức...

13/12/2024

PETKIT by HeLiCorp

Liên hệ