Tất cả tin tức

So sánh PETKIT Pura Max 2025 và Pura Max 2024: Có gì khác nhau?

05/10/2024

So sánh PETKIT Pura Max 2025 và Pura Max 2024: Có gì khác nhau?

Bạn đang tìm kiếm sự nâng cấp tinh tế cho máy vệ sinh tự động của mình? Hãy cùng tìm hiểu Petkit Việt Nam by Helicorp những điểm nâng cấp nổi bật giữa PETKIT Pura Max 2025 và PETKIT Pura Max 2024, từ thiết kế ngoại hình đến các chức năng hiện đại giúp việc chăm sóc “boss” cưng trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. 1. Thiết kế của Pura Max 2025 và Pura Max 2024 1.1 Giao diện bên...

Tìm hiểu tất tần tật về các giống mèo trên thế giới

Tìm hiểu tất tần tật về các giống mèo trên thế giới

Mèo đã trở thành một trong những loài vật nuôi gắn bó nhất với con người nhờ vào sự đáng yêu và thân thiện. Sự đa dạng về giống loài không chỉ mang đến những khác biệt về ngoại hình mà còn tạo nên tính cách và yêu cầu chăm sóc riêng cho từng giống. Vậy có bao nhiêu giống mèo trên thế giới? Theo các tổ chức quốc tế, hiện có hàng trăm giống mèo khác nhau, từ mèo lông dài, mèo không lông, đến mèo có màu sắc và hoa văn đặc trưng. Tuy nhiên, chỉ khoảng vài chục giống mèo được nuôi phổ biến trong các gia đình, và mỗi loài đều có sự cuốn hút riêng. Vậy thì, với bài viết này Petkit Việt Nam by Helicorp sẽ giới thiệu đến bạn các giống mèo trên thế giới được nuôi phổ biến hiện nay. Cùng theo dõi nhé. 1. Có bao nhiêu giống mèo trên thế giới? Hiện nay, có hơn 70 giống mèo được công nhận bởi các tổ chức quốc tế như Hiệp hội mèo quốc tế (TICA) và Hiệp hội những người yêu mèo (CFA) và các hiệp hội khác. Tuy nhiên, số lượng các giống mèo trên thế giới còn phụ thuộc vào tiêu chuẩn công nhận của từng tổ chức. Một số giống mèo nổi tiếng có thể chưa được chấp nhận tại tất cả các hiệp hội này. Trong số các giống mèo đó, có nhiều loài mèo phổ biến được nuôi làm thú cưng và cũng có những loài mèo quý hiếm ít người biết đến. Hiện có hơn 70 giống mèo được công nhận bởi các tổ chức quốc tế Mèo nhà hay còn gọi là Felis catus, được nuôi chủ yếu để làm cảnh, săn bắt chuột và đồng hành với con người. Từ lâu, chúng đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống của nhiều gia đình trên toàn thế giới. Tuy nhiên, mỗi loài mèo lại có đặc điểm ngoại hình, tính cách và yêu cầu chăm sóc khác nhau, đòi hỏi người nuôi phải hiểu rõ về từng giống để lựa chọn cho phù hợp. 2. Các giống mèo trên thế giới được nuôi phổ biến nhất 2.1 Mèo Ba Tư (Persian) Mèo Ba Tư nổi tiếng với bộ lông dày, dài và gương mặt phẳng đặc trưng. Đây là một trong các loại mèo trên thế giới được nuôi nhiều nhất vì tính cách điềm tĩnh, hiền lành và dễ thích nghi với môi trường sống trong nhà. Mèo Ba Tư có bộ lông cần được chải chuốt thường xuyên, và chúng khá nhạy cảm với thời tiết nóng bức. Mèo Ba Tư với bộ lông dài mượt rất đáng yêu  2.2 Mèo Anh lông ngắn  Là một trong những giống mèo lâu đời nhất, mèo Anh lông ngắn nổi bật với ngoại hình mập mạp, khuôn mặt tròn và bộ lông ngắn nhưng dày và mượt. Mèo Anh lông ngắn thường có tuổi thọ rất cao từ 7 đến 12 năm, tùy vào môi trường sống và nguồn thức ăn đảm bảo chất lượng.  Các bé rất thân thiện và dễ gần, là lựa chọn hoàn hảo cho những gia đình có trẻ nhỏ. Mèo Anh lông ngắn cũng là một trong những giống mèo ít bị rụng lông và có khả năng gây dị ứng thấp cho con người.  Mèo Anh lông ngắn là một giống mèo ít rụng lông 2.3 Mèo tai cụp (Scottish Fold) Mèo tai cụp nổi bật với đôi tai cụp xuống tạo nên một vẻ ngoài vô cùng dễ thương nhưng có phần nhìn hơi nhút nhát. Đây là một trong những giống mèo trên thế giới được yêu thích nhờ tính cách hiền lành, thân thiện và dễ thích nghi.  Tuổi thọ trung bình của một chú mèo tai cụp là khoảng 15 năm, song chúng có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp và bệnh thận đa nang cao. Vì vậy, các “sen” phải thường xuyên để ý và có các phương pháp phòng bệnh khi nuôi giống mèo này. Mèo tai cụp với gương mặt và đôi mắt tròn xoe 2.4 Mèo Mỹ (American Shorthair) Giống mèo này có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, nổi bật với ngoại hình săn chắc, nhanh nhạy và bộ lông mượt. Chúng nổi tiếng là giống mèo dễ nuôi, ít bệnh tật và có tuổi thọ cao (15 đến 20 năm).  Mèo Mỹ có sự đa dạng về màu sắc với hơn 80 kiểu khác nhau. Những màu lông phổ biến của chúng bao gồm vằn đen trên nền xám hoặc màu vàng cam. Chúng rất dễ thích nghi với môi trường sống và thường được coi là người bạn trung thành trong các gia đình. Mèo Mỹ có khuôn mặt khá bầu bĩnh đáng yêu  2.5. Mèo nhị thể (Tuxedo) Mèo nhị thể không phải là một giống mèo...

30/09/2024

Mèo bị lòi dom là bệnh gì, chữa trị ra sao?

Mèo bị lòi dom là bệnh gì, chữa trị ra sao?

Lòi dom ở mèo là một bệnh lý khá phổ biến, tuy nhiên đối với một số “sen” mới làm quen với việc chăm sóc mèo, vấn đề này có thể còn tương đối mới mẻ và dễ gây bối rối trong việc điều trị. Trong bài viết này, PETKIT Việt Nam By Helicorp sẽ cùng các “sen” giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề mèo bị lòi dom như nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa tình trạng này để đảm bảo sức khỏe cho “boss cưng” nhà mình. 1. Lòi dom là bệnh gì ở mèo? Mèo bị lòi dom (tên tiếng Anh: rectal prolapse) hay còn được biết đến là bệnh sa trực tràng ở mèo. Ở bệnh lý này, đoạn cuối của trực tràng bị lộn ngược ra ngoài và nhô ra khỏi hậu môn. Phần bị nhô ra có cấu trúc như một búi thịt màu đỏ hoặc hồng, dễ khiến cho bạn liên tưởng đến bệnh trĩ như ở người. Vì thế, tình trạng này còn được gọi là bệnh trĩ ở mèo. Tình trạng lòi dom ở mèo có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính. Khi bị lòi dom, mèo sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí là đau đớn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và tuổi thọ của mèo. Mèo bị lòi dom là tình trạng một phần nhỏ trực tràng của mèo bị nhô ra bên ngoài hậu môn 2. Nguyên nhân khiến mèo bị lòi dom Mèo bị lòi dom xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể bắt nguồn từ bệnh lý bên trong cơ thể thú cưng hoặc do thói quen, sinh hoạt hằng ngày. Việc nắm rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp sen có được các hướng phòng bệnh hiệu quả nhất. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra chứng lòi dom ở mèo mà bạn cần chú ý: Rối loạn tiêu hoá: Chế độ ăn uống không phù hợp như thiếu chất xơ trong bữa ăn, có sự thay đổi bất chợt khiến mèo khó thích nghi đều khiến cho bé xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy,... Từ đó hình thành bệnh lý sa trực tràng.  Mèo bị táo bón: Mèo khó đi đại tiện bắt buộc mèo phải dùng sức rặn nhiều lần, điều này gây áp lực lớn lên trực tràng, có thể dẫn đến tình trạng lòi dom. Nhiễm ký sinh đường ruột: Các loại ký sinh trùng thường gặp như giun móc, giun đũa có thể gây nên tình trạng kích ứng, nhiễm trùng đường ruột ở mèo. Khi bị nhiễm ký sinh đường ruột, mèo dễ xuất hiện triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, tạo điều kiện hình thành bệnh lòi dom ở mèo. Mắc các bệnh lý liên quan đến đường ruột: Mèo mắc các bệnh như viêm ruột, viêm đại tràng mãn tính dễ làm suy yếu chức năng trực tràng, dễ dẫn đến vấn đề mèo bị lòi dom. Ngoài ra, các vấn đề như mắc khối u nằm ở khu vực ruột hoặc trực tràng, mèo bị phì đại tuyến tiền liệt, viêm bàng quang,... cũng có thể gây áp lực lớn lên bộ phận quan trọng này. Tuổi tác: Chứng sa trực tràng có thể xuất hiện ở những bé mèo lớn tuổi. Nguyên nhân là do các cơ ở khu vực hậu môn bị mất sự đàn hồi, làm giảm khả năng kiểm soát trực tràng, tăng nguy cơ bị lòi dom ở mèo lớn tuổi. Mèo bị béo phì: Với những bé mèo lười vận động, thừa cân thường dễ gây ảnh hưởng nhiều đến hệ tiêu hoá. Đây cũng là điều kiện khiến mèo tăng nguy cơ bị “trĩ”. >> Xem thêm: Mèo bị tiêu chảy: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị Các bé mèo thừa cân, béo phì dễ mắc nguy cơ bị lòi dom cao hơn so với các bé thông thường 3. Triệu chứng khi mèo bị lòi dom là gì? Triệu chứng phổ biến nhất mà bạn có thể bắt gặp ở những bé mèo bị lòi dom là việc đi tiêu gặp nhiều khó khăn. Mèo cần phải rặn nhiều hơn, và bạn cũng có thể thấy rõ một phần nhỏ bộ phận trực tràng của mèo bị bộ ra bên ngoài. Bên cạnh đó, mèo còn xuất hiện một số triệu chứng khác như: Mèo bị đau khi đi vệ sinh: Mèo thường tỏ ra đau đớn khi rặn để đi đại tiện, bất kể phân cứng hay phân mềm. Bạn có thể thấy được mèo kêu liên tục hoặc biểu hiện đau đớn khi cố gắng đi vệ sinh. Vùng hậu môn bị sưng đỏ: Việc nhận áp lực lớn từ trực tràng cùng sự tổn thương do lòi dom khiến vùng hậu môn của mèo bị sưng đỏ. Thường xuyên...

27/09/2024

Khám phá 7 loại âm thanh mèo thích nhất hiện nay

Khám phá 7 loại âm thanh mèo thích nhất hiện nay

Mèo không chỉ thích được vuốt ve nhẹ nhàng, mà còn có xu hướng bị thu hút bởi một số âm thanh nhất định. Những âm thanh này không chỉ giúp mèo cảm thấy thư giãn mà còn tạo nên sự kết nối đặc biệt giữa chúng với chủ nhân. Hãy cùng PETKIT by HeLiCorp tìm hiểu xem vì sao mèo thích âm thanh và khám phá những loại âm thanh mèo thích nhất tại bài viết sau đây. 1. Vì sao mèo thích âm thanh? Điều gì đã khiến mèo đặc biệt thích những âm thanh nhất định? Và đây sẽ là một số yếu tố có thể lý giải được cho câu hỏi này: Bản năng tự nhiên: Mèo là loài động vật có thính giác rất nhạy bén và săn mồi theo bản năng. Chúng có khả năng nghe được tần số âm thanh cao hơn so với con người, điều này giúp chúng dễ dàng phát hiện con mồi hay các mối nguy hiểm xung quanh. Tiếng sột soạt của lá cây, tiếng chim hót, hay tiếng chuột chạy đều thu hút sự chú ý và tính tò mò của mèo. Giao tiếp và tương tác: Mèo sử dụng âm thanh để giao tiếp không chỉ với con người mà còn với đồng loại. Chúng phát ra tiếng kêu, tiếng gừ gừ để biểu đạt cảm xúc, nhu cầu hoặc sự thoải mái. Khi bạn đáp lại những âm thanh này, mèo sẽ cảm thấy được thấu hiểu và quan tâm, điều này giúp tăng cường sự kết nối giữa mèo cưng và chủ nhân. Ảnh hưởng tâm trạng: Âm thanh nhẹ nhàng, êm dịu có thể giúp mèo thư giãn và giảm stress. Ngược lại, với những âm thanh quá lớn và đột ngột có thể khiến mèo lo lắng hoặc sợ hãi. Do đó, mèo có xu hướng tìm đến những âm thanh dễ chịu để cảm thấy an toàn và thoải mái hơn. Gợi nhớ ký ức: Tiếng gừ gừ nhẹ nhàng của một con mèo khác có thể khiến mèo nhớ đến thời thơ ấu khi chúng còn bên mẹ. Những âm thanh này tạo cảm giác an toàn và gần gũi, giúp mèo cảm thấy bình tĩnh và yên bình. Kích thích trí tò mò: Mèo là loài vật có tính tò mò rất cao, chúng thường bị thu hút bởi những âm thanh mới lạ trong môi trường xung quanh. Việc khám phá nguồn gốc của âm thanh cũng là một cách giúp mèo giải trí và rèn luyện kỹ năng. Một vài âm thanh nhất định giúp kích thích sự tò mò của mèo 2. Những âm thanh nào mèo thích nhất? Việc hiểu rõ những loại âm thanh mèo thích giúp chủ nhân “nắm thóp” được hành vi và nhu cầu của chúng, từ đó tạo điều kiện tốt hơn cho mèo cưng của bạn phát triển trong môi trường sống thường ngày. Sau đây là một số loại âm thanh điển hình có thể khiến bé mèo của bạn trở nên thích thú. 2.1 Tiếng chim hót Mèo yêu thích tiếng chim hót vì âm thanh này kích thích bản năng săn mồi của chúng. Trong tự nhiên, chim là một trong những con mồi mà mèo thường săn bắt, vì vậy tiếng chim hót có thể khiến mèo cảm thấy hứng thú và tập trung. Khi nghe tiếng chim, mèo thường tỏ ra cảnh giác, dựng tai lên và có thể bắt đầu tìm kiếm nguồn âm thanh. Một số bé mèo thậm chí còn có hành động chụp chụp chân hay nhảy lên khi nghe thấy tiếng chim. Nghe tiếng chim hót giúp khơi gợi bản năng săn mồi của mèo 2.2 Tiếng nước chảy Tiếng nước chảy cũng là một âm thanh mèo thích. Âm thanh của dòng nước chảy mang lại sự thư giãn, gợi nhớ đến những môi trường tự nhiên và có thể tạo cảm giác an toàn, thoải mái, giảm căng thẳng, lo lắng cho mèo. Một số bé mèo còn thích uống nước từ các nguồn nước đang chảy hơn là từ bát nước. Máy lọc nước PETKIT Solo SE - Bơm không dây Máy lọc nước PETKIT EverSweet 3 Pro UVC (SOLO 7) - Bơm không dây 2.3 Tiếng côn trùng kêu Tiếng dế kêu hay tiếng ve sầu có thể kích thích bản năng săn bắt của mèo. Những âm thanh này thường nhỏ và chói, thu hút sự chú ý của mèo giống như cách chúng săn mồi trong tự nhiên. Khi nghe tiếng côn trùng kêu, mèo thường tỏ ra thích thú, vểnh tai lên và cố gắng tìm kiếm nguồn phát ra âm thanh. Điều này giúp kích thích tính tò mò và hiếu động của mèo. 2.4 Tiếng lá xào xạc Tiếng lá cây xào xạc cũng có thể khiến mèo cảm thấy hứng thú. Âm thanh này tương tự như tiếng động của một...

26/09/2024

Mèo phối giống mấy lần thì được? Thời điểm phối tốt nhất

Mèo phối giống mấy lần thì được? Thời điểm phối tốt nhất

Việc phối giống cho mèo không chỉ đơn giản là ghép đôi tìm bạn đời cho chúng, mà còn để đảm bảo mèo mẹ có thể mang thai và sinh ra những chú mèo con khoẻ mạnh. Quá trình này đòi hỏi chủ nuôi cần có hiểu biết rõ về việc mèo phối giống mấy lần thì được, và đâu là thời điểm phù hợp để có thể thực hiện phối giống thành công. Trong bài viết này, PETKIT by HeLiCorp sẽ cùng bạn tìm hiểu về tần suất phối giống và những yếu tố quan trọng giúp hỗ trợ quá trình thụ thai hiệu quả dành cho mèo. 1. Vì sao cần phối giống mèo? Phối giống mèo không chỉ giúp duy trì sự phát triển của loài mèo mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc: Duy trì và cải thiện nòi giống: Đây là lý do chính của việc phối giống. Những giống mèo đặc biệt như Ba Tư, Sphynx hay Scottish Fold cần được phối giống đúng cách để giữ nguyên được những đặc điểm di truyền quý giá. Điều này giúp đảm bảo tính thuần chủng, hạn chế nguy cơ suy thoái giống và duy trì đặc tính ngoại hình, màu lông quý hiếm, hay tính cách độc đáo của từng giống mèo. Cân bằng nhu cầu sinh lý: Đối với mèo cái, việc không được giao phối trong thời kỳ động dục có thể dẫn đến căng thẳng, kích động, kêu la nhiều và có những hành động bất thường do có sự thay đổi về hormone. Phát triển các giống mèo mới: Ngoài mục đích duy trì các giống thuần chủng, các nhà lai tạo thường kết hợp những giống mèo khác nhau để tạo ra các dòng mèo mới với ngoại hình, màu lông, tính cách đa dạng, đáp ứng sở thích và nhu cầu của nhiều người nuôi mèo. Lợi ích về mặt sức khoẻ: Khi được phối giống và mang thai một cách tự nhiên, cơ thể mèo mẹ sẽ tiết ra những hormone cần thiết giúp duy trì sức khoẻ tổng thể. Ngoài ra, sinh nở cũng giúp mèo mẹ trở nên bình tĩnh và ổn định hơn, đồng thời tạo ra sự gắn kết mạnh mẽ giữa mèo mẹ và mèo con sau sinh. Phối giống giúp duy trì và cải thiện nòi giống các dòng mèo quý hiếm 2. Mèo phối giống mấy lần thì được? Để xác định mèo phối giống mấy lần thì được, bạn cần hiểu rõ chu kỳ sinh sản và thời điểm thích hợp để phối giống sao cho tỷ lệ thụ thai cao nhất:  Khả năng sinh sản: Mèo cái có khả năng mang thai từ 5 đến 20 tháng tuổi. Giai đoạn mèo có thể phối giống và mang thai hiệu quả nhất thường nằm trong khoảng từ 6 đến 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, một điều quan trọng cần được lưu ý là mèo không nên được phối giống ngay lần đầu tiên động dục, vì cơ thể của chúng chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ để có thể mang thai an toàn. Chu kỳ động dục của mèo: Mèo cái thường bước vào giai đoạn động dục khi đạt 6 đến 9 tháng tuổi, thời điểm này có thể thay đổi tùy theo giống mèo và điều kiện chăm sóc. Trong một năm, mèo cái có thể động dục nhiều lần, mỗi chu kỳ kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Trong chu kỳ này, mèo cái sẽ có những biểu hiện gào đực đặc trưng như kêu to và kéo dài, trở nên thân thiện hoặc lo âu, đi lại không ngừng, cọ xát vào vật dụng, lăn lộn trên sàn nhà, đánh dấu lãnh thổ nhiều hơn và có những tư thế mời gọi mèo đực. Mèo lăn lộn trên sàn nhà trong giai đoạn động dục Số lần phối giống: Thông thường, không thể xác định chính xác được mèo phối giống mấy lần thì đậu thai vì còn phụ thuộc vào tuổi tác và tình trạng sức khỏe của mèo. Để tăng tỷ lệ đậu thai, các chuyên gia khuyến nghị nên cho mèo phối giống từ 2 đến 3 lần trong vòng 48 giờ đầu tiên khi chúng bắt đầu có dấu hiệu động dục rõ ràng. Có thể cho mèo phối giống mỗi ngày hoặc mỗi 12 đến 24 giờ. Tuy nhiên, không nên quá ép buộc mèo phối giống quá nhiều lần trong ngày vì có thể gây stress cho cả mèo cái và mèo đực. Thời điểm thích hợp để phối giống: Mèo đang trong giai đoạn rụng trứng là thời điểm tốt nhất để thực hiện, thường xảy ra trong vòng 2 đến 3 ngày sau khi bắt đầu động dục. Một mẹo để xác định thời điểm phù hợp là quan sát hành vi của mèo cái, nếu chúng chấp nhận...

25/09/2024

Điểm danh 10 loài mèo đắt nhất thế giới và lý do chúng đắt đỏ

Điểm danh 10 loài mèo đắt nhất thế giới và lý do chúng đắt đỏ

Mèo là loài thú cưng được nhiều người yêu thích bởi sự đáng yêu và quý phái của chúng. Tuy nhiên, không phải loài mèo nào cũng có mức giá giống nhau, có những giống mèo quý hiếm đến mức bạn phải bỏ ra hàng chục nghìn đô la để có thể sở hữu chúng. Từ ngoại hình độc đáo, nguồn gốc quý hiếm, cho đến tính cách đặc biệt, những chú mèo này không chỉ là thú cưng mà còn là niềm tự hào của những người đam mê. Hãy cùng PETKIT by HeLiCorp khám phá top 10 giống mèo đắt nhất thế giới và lý do khiến chúng trở nên xa xỉ như vậy tại bài viết dưới đây nhé. 1. Bật mí 10 giống mèo đắt nhất thế giới Hiện nay trên giới có khoảng 250 giống mèo được mua bán, trong tổng số 3.000 giống mèo. Tùy vào nguồn gốc, hình dáng và những điểm khác biệt mà giá cả của chúng cũng trở nên khác nhau. Sau đây là top mèo đắt nhất thế giới mà có thể bạn chưa biết đến. 1.1 Mèo Ashera Mèo Ashera được xem là một trong những giống mèo đắt nhất thế giới với mức giá có thể lên đến 125.000$. Đây là một giống mèo được tạo ra thông qua quá trình lai tạo giữa mèo nhà và mèo báo gốc châu Á. Điểm đặc biệt của mèo Ashera nằm ở ngoại hình to lớn, bộ lông vằn giống như loài báo và tính cách khá hoang dã. Không chỉ nổi bật về ngoại hình, giống mèo này còn rất thông minh, dễ huấn luyện và có thể sống chung với con người một cách hoà bình nếu được nuôi dạy cẩn thận. Mèo Ashera có giá tiền xa xỉ nhất thế giới 1.2 Mèo Savannah Đứng thứ hai trong danh sách những giống mèo mắc nhất thế giới là mèo Savannah với mức giá trung bình từ 10.000$ đến 50.000$. Mèo Savannah là kết quả của sự lai tạo giữa mèo nhà và loài Serval - một loài mèo hoang dã châu Phi. Giống mèo này có đôi tai lớn, chân dài và bộ lông đốm đẹp mắt. Mèo Savannah rất năng động và vô cùng thân thiện với con người, đặc biệt rất phù hợp với các gia đình yêu thích vận động ngoài trời. Mèo Savannah có nguồn gốc hoang dã từ châu Phi 1.3 Mèo Bengal Mèo Bengal cũng là một giống mèo lai nổi tiếng, có giá từ 3.000$ đến 25.000$. Chúng có bộ lông đốm với các hoạ tiết giống như loài báo và có nguồn gốc từ sự lai tạo giữa mèo nhà và mèo rừng châu Á. Với tính cách năng động, tinh nghịch nhưng lại rất trung thành, mèo Bengal đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho những người muốn nuôi một giống mèo sang trọng nhưng không kém phần quấn chủ. Mèo Bengal có vẻ ngoài đáng yêu 1.4 Mèo Ba Tư Mèo Ba Tư hay còn gọi là mèo Persian, được xem là con mèo đắt nhất thế giới với lịch sử lâu đời và phổ biến nhất có nguồn gốc từ Iran, chúng có mức giá dao động từ 1.500$ đến 5.000$. Điểm nổi bật của giống mèo này là khuôn mặt “tịt” và bộ lông dài, mượt. Mèo Ba Tư có tính cách dịu dàng, bình tĩnh và rất thân thiện, thích hợp với những người sống trong căn hộ kín hoặc không gian yên tĩnh. Mèo Ba Tư có khuôn mặt đặc biệt 1.5 Mèo Siamese Mèo Siamese hay còn được biết đến là mèo Xiêm, là một giống mèo cổ xưa có nguồn gốc từ Thái Lan. Mèo Siamese nổi tiếng với đôi mắt xanh lấp lánh, thân hình thon gọn cùng bộ lông mượt mà. Giá của mèo Siamese dao động từ 800$ đến 2.500$ tuỳ vào dòng thuần chủng và xuất xứ. Giống mèo này rất thông minh, hay tò mò và thường rất quấn người. Chúng là sự lựa chọn lý tưởng cho những gia đình yêu thích thú cưng thông minh và dễ huấn luyện. Siamese là giống mèo rất được ưa chuộng 1.6 Mèo Peterbald Peterbald là giống mèo không lông quý hiếm đến từ Nga, có mức giá dao động từ 1.700$ đến 5.000$. Điểm đặc biệt của giống mèo này là chúng không có bộ lông truyền thống mà thay vào đó là một lớp da mịn màng. Mèo Peterbald sống rất tình cảm, thân thiện và thích sự chú ý từ con người. Điều này khiến chúng trở thành một lựa chọn phổ biến trong giới yêu mèo, nhất là với những người thích thể hiện sự yêu thương. Mèo Peterbald không lông quý hiếm 1.7 Mèo Toyger Mèo Toyger có mức giá dao động từ 3.000$ đến 7.500$ và là một trong những giống mèo có ngoại hình độc đáo nhất. Chúng được ra đời và...

24/09/2024

Những nguyên nhân mèo bị dại là gì?

Những nguyên nhân mèo bị dại là gì?

Dại là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm bởi một khi đã phát bệnh, mèo không thể cứu chữa. Hiểu rõ nguyên nhân mèo bị dại giúp bạn phòng ngừa hiệu quả và có những bước xử lý kịp thời khi cần. Bài viết sau của Petkit Việt Nam sẽ đi sâu vào nguyên nhân gây bệnh, các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh, đồng thời hướng dẫn cách nhận biết và xử lý nếu mèo có dấu hiệu mắc dại. Từ đó, giúp bạn bảo vệ tốt hơn cho mèo cưng và cả gia đình. 1. Nguyên nhân mèo bị dại phổ biến nhất Bệnh dại là một bệnh nhiễm virus Rabies gây ra. Virus này lây truyền chủ yếu thông qua vết cắn của động vật bị nhiễm bệnh, nhất là khi chúng cắn hoặc làm tổn thương da của con vật khác. Đối với mèo, nguyên nhân chính dẫn đến việc chúng bị dại thường liên quan đến các yếu tố như tiếp xúc với động vật hoang dã, thiếu tiêm phòng và môi trường sống không an toàn. Nguyên nhân mèo bị dại có thể được phân tích dựa trên một số yếu tố chính: Bị cào hoặc cắn bởi động vật nhiễm bệnh:  Khi mèo bị cào hoặc cắn bởi động vật nhiễm dại, vết thương đó sẽ tạo điều kiện cho virus dại xâm hại vào cơ thể của mèo. Lây truyền qua nước bọt của động vật nhiễm bệnh: Virus dại tồn tại trong nước bọt của động vật nhiễm bệnh và lây lan qua việc tiếp xúc với các vùng da bị tổn thương hoặc qua niêm mạc, chẳng hạn như miệng hoặc mắt. 2. Yếu tố làm tăng nguy cơ mèo bị dại Mèo có thể bị bệnh dại nếu chúng tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh khác nhau. Tuy nhiên, một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh dại ở mèo hơn bình thường: Mèo chưa được tiêm phòng: Một trong những yếu tố nguy hiểm nhất là mèo chưa được tiêm phòng bệnh dại. Khi không được tiêm vắc-xin phòng bệnh, cơ thể mèo không có khả năng chống lại virus dại. Điều này khiến mèo trở nên dễ bị lây nhiễm nếu tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh, đặc biệt qua các vết cắn hoặc các vết thương trầy xước. Mèo hoang: Những bé mèo hoang không có sự chăm sóc y tế và thường xuyên tiếp xúc với các loài động vật có nguy cơ mắc bệnh dại cao. Mèo nuôi có thói quen giao tiếp, tiếp xúc với mèo hoang sẽ dễ bị nhiễm dại. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến để bệnh lây lan giữa các bé mèo trong cùng một khu vực. Mèo hoang không được chăm sóc y tế và tiếp xúc thường xuyên với động vật có nguy cơ mắc bệnh dại cao Mèo hay đi lang thang: Mèo thường xuyên đi lang thang bên ngoài mà không được chủ nuôi kiểm soát rất dễ tiếp xúc với các loài động vật hoang dã nhiễm bệnh. Khi đi lang thang, mèo sẽ dễ bị tấn công bởi những động vật nhiễm dại hoặc tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm khác. Điều này đặc biệt nguy hiểm vì virus dại lây trực tiếp qua vết cắn hoặc vết thương hở. Ngoài ra, những chú mèo lang thang có thể mang mầm bệnh về nhà và lây bệnh cho các vật nuôi khác và các thành viên trong gia đình. Mèo sống ở vùng có dịch dại: Mèo sống trong khu vực có dịch dại hoặc nơi có nhiều động vật hoang nhiễm bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.  Những yếu tố này đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh dại ở mèo. Để bảo vệ mèo và cộng đồng xung quanh, việc tiêm phòng dại định kỳ và hạn chế mèo tiếp xúc với các động vật hoang dã hoặc mèo lạ là rất cần thiết. >> Xem thêm: Mèo cào có bị dại không? Có cần tiêm phòng không? 3. Cách nhận biết khi mèo bị dại  Việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh dại ở mèo là rất quan trọng để có thể xử lý kịp thời. Các triệu chứng phổ biến khi mèo bị dại là: Thay đổi hành vi: Mèo có thể trở nên hung hăng, dễ cáu giận hoặc ngược lại, trở nên rụt rè và nhút nhát, bồn chồn. Khó ăn và chảy nước dãi: Mèo bị dại thường gặp khó khăn trong việc ăn uống và thường xuyên chảy nước dãi do cơ miệng bị ảnh hưởng. Liệt cơ và mất kiểm soát: Sự liệt cơ có thể xảy ra, bắt đầu từ các chi và lan rộng ra toàn bộ cơ thể. Mèo không thể tự đứng lên và di...

23/09/2024

PETKIT by HeLiCorp

Liên hệ